4. Sự Tha Thứ. Yếu tố thứ tư cuối cùng trong chương trình cứu rỗi đó là sự tha thứ. Loài người bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời bởi vì họ là những người mắc nợ và không có khả năng trả. Loài người nợ ai? Và loài người nợ điều gì?
Con người nợ Đức Chúa Trời; và con người cần phải thanh toán khoảng nợ hệ thống luật pháp của Đức Chúa Trời. Cụ thể, án phạt luật pháp của Đức Chúa Trời đòi hỏi tội lỗi phải được thanh toán sòng phẳng bằng sự chết! Điều này bày tỏ trong phần đầu tiên của Rô-ma 6:23, “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết.” Là những tội nhân loài người nợ mạng sống để trả cho tội lỗi – đây là điều chúng ta nợ.
Bằng cách chết trên thập tự giá, Chúa Jesus Christ đã trả món nợ phản nghịch Đức Chúa Trời của loài người, để ngày nay Quý vị và tôi nhận được sự tha tội. Chúng ta không thể có sự tha thứ ngoài sự chết của Chúa Jesus. Trước giả Hê-bơ-rơ 9:22 bày tỏ, “Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.”
Đổ huyết là một bày tỏ sự chết, Chúa Jesus đổ huyết và chết cho chúng ta, do đó chúng ta có sự tha thứ. Bởi sự chết của Chúa Jesus trên thập tự giá, Chúa Jesus mang lấy tội lỗi loài người. 1 Phi-e-rơ 2:24, “Vì anh em vốn giống như con chiên lạc, mà bây giờ đã trở về cùng Đấng Chăn Chiên và giám mục của linh hồn ngươi.”
Khi tin Chúa, chúng ta được cứu. Tuy nhiên chúng ta được cứu khỏi điều gì?
1. Xưng công bình – án phạt tội lỗi và kể người tin Chúa là công bình! (Rô-ma 4:3, 23, 24)
2. Làm hoà thuận – mối quan hệ thù nghịch Đức Chúa Trời; thay vào đó Cơ-Đốc-Nhân có mối quan hệ với Đức Chúa Trời (Giăng 1:12)
3. Sự chuộc lại – cuộc đời nô lệ cho tội lỗi; để Cơ-Đốc-Nhân sống tự do hầu việc Đức Chúa Trời (Giăng 8:34; Rô-ma 6:16, 22)
4. Tha thứ – quyền lực và ảnh hưởng của tội lỗi, Cơ-Đốc-Nhân không còn là người mắc nợ nữa, hoặc sống trong mặc cảm [quyền lực và ảnh hưởng] của tội lỗi! (Cô-lô-se 2:14; 1 Giăng 1:9)
Cơ-Đốc-Nhân ngày nay có chắc chắn về sự cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời cho đời sống mình không? Cụ thể, khi hỏi một Cơ-Đốc-Nhân nếu qua đời ngay giây phút nầy, thì họ sẽ về đâu? Nếu không trả lời dứt khoát được câu hỏi trên, thì người tin Chúa đó vẫn chưa chắc chắn về sự cứu rỗi của Chúa cho họ. Một khi không chắc chắn về sự cứu rỗi, thì khó có thể nói về kinh nghiệm được hoà thuận với Đức Chúa Trời, đặc ân và sự tự do hầu việc Chúa, hoặc được cứu khỏi mặc cảm, quyền lực, hoặc ảnh hưởng tội lỗi. Nếu không có phần đầu tiên quan trọng trong sự cứu rỗi, thì rất khó đề cập đến tiến trình và kinh nghiệm sự thánh hoá bởi Lời Kinh Thánh, và quyền phép Đức Thánh Linh. Người không chắc chắn về sự cứu rỗi họ sẽ không sống hy vọng chờ đợi cách bình an ngày Chúa trở lại để làm vinh hiển người tin Chúa. (Rô-ma 8:17)
Sự cứu rỗi không chỉ là một lẽ đạo, hoặc một tín lý tôn giáo; nhưng sự cứu rỗi là một thực tại, là một kinh nghiệm, và là một sự sống rõ ràng cho người tin Chúa; và người có sự thông công với Ba Ngôi Đức Chúa Trời. (1 Cô-rinh-tô 1:9)
Do đó, tôi tin Chúa, thì tôi được Chúa “kể” là công bình! Đây là “trên giấy tờ!” Đó là điều tôi “tin” và là bày tỏ của Kinh Thánh. Tôi có thể nói “được xưng công bình.” Tuy nhiên vấn đề pháp lý nầy có ảnh hưởng thực tế như thể nào trong đời sống tôi? Dĩ nhiên, niềm tin cho tôi nếp sống tin kính! Thưa “được xưng công bình” tôi được sống hoà thuận với Chúa, tôi được hầu hạ, phục vụ Chúa cách vui mừng, và tôi được sống đắc thắng cho Chúa, cho Hội Thánh Ngài, và cho cộng đồng niềm tin nơi địa phương tôi đang sống! Ha-lê-lu-gia!
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .