Câu 2
[gởi cho]
Các anh em
trong Đấng Christ
[nguyền xin]
ân điển anh em [được]
và
bình an
ban cho bởi Đức Chúa Trời là Cha chúng ta
————————————————————–
“Trong Đấng Christ” nghĩa là gì? Trước hết “trong Đấng Christ” bày tỏ 2 thực tại tương phản rõ ràng: “trong Đấng Christ” với “ngoài Đấng Christ.” Về phương diện ngữ pháp chữ “trong” – hoặc trường hợp Việt ngữ “ở trong” – là một giới từ. Theo định nghĩa, “trong” bày tỏ: (1) không gian, (2) thời gian, (3) một quan hệ, hoặc một phương tiện, (4) và những cách dùng đặc biệt khác.
Như thế nào là “trong Đấng Christ?” Và như thể nào là “ngoài Đấng Christ?”
Trong Đấng Christ. Có 2 câu Kinh Thánh Tân Ước rất quen thuộc bày tỏ những phần định nghĩa của chữ “trong.
”
Cụ thể, “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.” (2 Cô-rinh-tô 5:17)
Và “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jesus Christ.” (Rô-ma 8:1)
Ngoài Đấng Christ. Kinh Thánh Việt ngữ bày tỏ người ở “ngoài Đấng Christ” là “người ngoại.”
Cụ thể, “Hãy lấy sự khôn ngoan ăn ở với những người ngoại.” (Cô-lô-se 4:5a) Và “ . . . hầu cho ăn ở với người ngoại cách ngay thẳng, và không thiếu chi hết.” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:12)
Tại sao Kinh Thánh “phân chia” người “ngoài Đấng Christ,” và người “trong Đấng Christ?”
Mọi người vào thế gian bằng sự sanh tự nhiên “trong A-đam,” mọi người là phần sáng tạo cũ; và vì hậu quả tội lỗi Kinh Thánh mạc khải “mọi người đều chết!” Kinh Thánh mạc khải loài người nhờ tiếp nhận Chúa Jesus Christ được ban quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, (Giăng 1:12); được sanh lần thứ hai – như bày tỏ trong Giăng 3 – trở nên một thành viên trong Gia Đình Đức Chúa Trời.
1 Cô-rinh-tô 15:22 mạc khải điều mầu nhiệm nầy như sau: “Như trong A-đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại.”
Nhờ niềm tin chân thật nơi Chúa Jesus một người trở nên con cái Đức Chúa Trời, (Giăng 1:12) và nhờ sự sanh lại (Giăng 3) khiến một người trở nên một sáng tạo mới, theo bày tỏ của 1 Côrinh-tô 5:17.
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
Xin mời Quý vị chúng ta suy nghĩ về “người thánh” trong bối cảnh tổng quát của chương trình cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời một lần nữa. Có thể nào một Cơ-Đốc-Nhân cố ý phạm tội? Làm thể nào chúng ta phạm tội nếu chúng ta “được cứu khỏi tội?” (Rô-ma 6:1) Câu hỏi thực tế về kinh nghiệm sống đạo của người tin Chúa đó là: “sự cứu rỗi thật sự có nghĩa gì nếu tôi vẫn phạm tội?” Làm thể nào giải thích khi Cơ-Đốc-Nhân nầy, hoặc Cơ-Đốc-Nhân kia phạm tội? Họ có thật sự được cứu không? Có thể Cơ-Đốc-Nhân đạt đến một trạng thái “vô nhiễm” tội trong đời nầy không? Kinh thánh giảng dạy như thể nào về những câu hỏi trên? Những câu hỏi kể trên gây lộn xộn, mơ hồ, và rối rắm tâm trí của nhiều người tin Chúa; và lường gạt cũng khá nhiều người. Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng những khái niệm căn bản giữa (1) xưng công bình, (2) tiến trình nên thánh, và (3) sự vinh hiển của Cơ-Đốc-Nhân. Những dị giáo và giảng dạy sai lầm có căn nguyên từ sự thiếu hiểu biết, hoặc phân biệt sai trật những khía cạnh của sự cứu rỗi. Hiểu rõ tính độc đáo giữa (1) xưng công bình, (2) tiến trình nên thánh, và (3) sự vinh hiển của Cơ-Đốc-Nhân bày tỏ sự cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời mang tính chất (1) quá khứ, (2) hiện tại, và (3) tương lai, cũng như hành động cách có quyền trên cả 3 lãnh vực “tâm linh,” “linh hồn,” và “thể xác.” Thật, “ai giống như Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi?” (Thi Thiên 113:5a) “Hoặc trên trời cao kia, hoặc dưới đất thấp nầy, chẳng có một thần nào giống như Chúa.” (1 Các Vua 8:23b) Tạ ơn Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã mạc khải cho Cơ-Đốc-Nhân ngày nay Lời Chúa được lưu trữ trong Kinh Thánh. 2 Cô-rinh-tô 1:10 bày tỏ chắc chắn: “Ấy chính Ngài đã cứu [quá khứ] chúng tôi khỏi sự chết lớn dường ấy, và sẽ cứu [hiện tại và tiếp diễn] chúng tôi; phải, chúng tôi còn mong Ngài sẽ cứu [tương lai] chúng tôi nữa.” Sứ Đồ Phi-e-rơ bày tỏ rõ ràng sự cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời trong 1 Phi-e-rơ 1:3-9. (1) Xưng công bình – loài người được cứu khỏi án phạt của tội lỗi. Câu 3, “Ngài lấy lòng thương xót cả thể khiến chúng ta lại sanh, đặng chúng ta nhờ sự Đức Chúa Jesus Christ sống lại từ trong kẻ chết mà có sự trông cậy sống.” Đây là sự cứu rỗi tâm linh. (2) Tiến trình nên thánh – loài người được cứu khỏi quyền phép của tội lỗi. Câu 9, “nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình.” Đây là sự cứu rỗi linh hồn. (3) Sự vinh hiển của Cơ-Đốc-Nhân – loài người được cứu khỏi sự hiện diện của tội lỗi. Câu 5, “Kẻ bởi đức tin nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời giữ cho, để được sự cứu rỗi gần hiện ra trong thời sau rốt!” Đây là sự cứu rỗi thể xác.
Xin tóm tắt cụ thể như sau.
Xưng Công Bình Tiến Trình Nên Thánh Sự Vinh Hiển
Sự cứu rỗi khỏi án phạt tội lỗi Sự cứu rỗi khỏi quyền phép tội Sự cứu rỗi khỏi sự hiện diện
của tội lỗi
Quá khứ Tiếp diễn Tương lai
Kể” từ bên ngoài; Chúa Truyền” từ bên trong; Đức Chú Trời làm cho
Jesus Christ Đức Thánh Linh Cơ- Đốc-Nhân
Đức Chúa Trời hành động Đức Chúa Trời hành động Đức Chúa Trời hành động cho con người trong con người đến con người
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
4. Sự Tha Thứ. Yếu tố thứ tư cuối cùng trong chương trình cứu rỗi đó là sự tha thứ. Loài người bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời bởi vì họ là những người mắc nợ và không có khả năng trả. Loài người nợ ai? Và loài người nợ điều gì?
Con người nợ Đức Chúa Trời; và con người cần phải thanh toán khoảng nợ hệ thống luật pháp của Đức Chúa Trời. Cụ thể, án phạt luật pháp của Đức Chúa Trời đòi hỏi tội lỗi phải được thanh toán sòng phẳng bằng sự chết! Điều này bày tỏ trong phần đầu tiên của Rô-ma 6:23, “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết.” Là những tội nhân loài người nợ mạng sống để trả cho tội lỗi – đây là điều chúng ta nợ.
Bằng cách chết trên thập tự giá, Chúa Jesus Christ đã trả món nợ phản nghịch Đức Chúa Trời của loài người, để ngày nay Quý vị và tôi nhận được sự tha tội. Chúng ta không thể có sự tha thứ ngoài sự chết của Chúa Jesus. Trước giả Hê-bơ-rơ 9:22 bày tỏ, “Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.”
Đổ huyết là một bày tỏ sự chết, Chúa Jesus đổ huyết và chết cho chúng ta, do đó chúng ta có sự tha thứ. Bởi sự chết của Chúa Jesus trên thập tự giá, Chúa Jesus mang lấy tội lỗi loài người. 1 Phi-e-rơ 2:24, “Vì anh em vốn giống như con chiên lạc, mà bây giờ đã trở về cùng Đấng Chăn Chiên và giám mục của linh hồn ngươi.”
Khi tin Chúa, chúng ta được cứu. Tuy nhiên chúng ta được cứu khỏi điều gì?
1. Xưng công bình – án phạt tội lỗi và kể người tin Chúa là công bình! (Rô-ma 4:3, 23, 24)
2. Làm hoà thuận – mối quan hệ thù nghịch Đức Chúa Trời; thay vào đó Cơ-Đốc-Nhân có mối quan hệ với Đức Chúa Trời (Giăng 1:12)
3. Sự chuộc lại – cuộc đời nô lệ cho tội lỗi; để Cơ-Đốc-Nhân sống tự do hầu việc Đức Chúa Trời (Giăng 8:34; Rô-ma 6:16, 22)
4. Tha thứ – quyền lực và ảnh hưởng của tội lỗi, Cơ-Đốc-Nhân không còn là người mắc nợ nữa, hoặc sống trong mặc cảm [quyền lực và ảnh hưởng] của tội lỗi! (Cô-lô-se 2:14; 1 Giăng 1:9)
Cơ-Đốc-Nhân ngày nay có chắc chắn về sự cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời cho đời sống mình không? Cụ thể, khi hỏi một Cơ-Đốc-Nhân nếu qua đời ngay giây phút nầy, thì họ sẽ về đâu? Nếu không trả lời dứt khoát được câu hỏi trên, thì người tin Chúa đó vẫn chưa chắc chắn về sự cứu rỗi của Chúa cho họ. Một khi không chắc chắn về sự cứu rỗi, thì khó có thể nói về kinh nghiệm được hoà thuận với Đức Chúa Trời, đặc ân và sự tự do hầu việc Chúa, hoặc được cứu khỏi mặc cảm, quyền lực, hoặc ảnh hưởng tội lỗi. Nếu không có phần đầu tiên quan trọng trong sự cứu rỗi, thì rất khó đề cập đến tiến trình và kinh nghiệm sự thánh hoá bởi Lời Kinh Thánh, và quyền phép Đức Thánh Linh. Người không chắc chắn về sự cứu rỗi họ sẽ không sống hy vọng chờ đợi cách bình an ngày Chúa trở lại để làm vinh hiển người tin Chúa. (Rô-ma 8:17)
Sự cứu rỗi không chỉ là một lẽ đạo, hoặc một tín lý tôn giáo; nhưng sự cứu rỗi là một thực tại, là một kinh nghiệm, và là một sự sống rõ ràng cho người tin Chúa; và người có sự thông công với Ba Ngôi Đức Chúa Trời. (1 Cô-rinh-tô 1:9)
Do đó, tôi tin Chúa, thì tôi được Chúa “kể” là công bình! Đây là “trên giấy tờ!” Đó là điều tôi “tin” và là bày tỏ của Kinh Thánh. Tôi có thể nói “được xưng công bình.” Tuy nhiên vấn đề pháp lý nầy có ảnh hưởng thực tế như thể nào trong đời sống tôi? Dĩ nhiên, niềm tin cho tôi nếp sống tin kính! Thưa “được xưng công bình” tôi được sống hoà thuận với Chúa, tôi được hầu hạ, phục vụ Chúa cách vui mừng, và tôi được sống đắc thắng cho Chúa, cho Hội Thánh Ngài, và cho cộng đồng niềm tin nơi địa phương tôi đang sống! Ha-lê-lu-gia!
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
Rô-ma 5:1 bày tỏ một điều nữa quan trọng trong chương trình cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời, cụ thể là sự hoà thuận với Đức Chúa Trời.
2. Hoà Thuận Với Đức Chúa Trời. Loài người chúng ta bản chất “là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời.” Theo bày tỏ của Rô-ma 5:10, “Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã đươc hoà thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hoà thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào.”
Tại sao con người “là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời?” Cô-lô-se 1:21 giúp Cơ-Đốc-Nhân chúng ta hiểu nhiều thêm về bản chất tội lỗi của con người, “còn anh em ngày trước vốn xa cách Đức Chúa Trời, và là thù nghịch cùng Ngài bởi ý tưởng và việc ác mình.”
Phương cách cứu rỗi của Đức Chúa Trời, ban cho trong Đức Chúa Jesus Christ, là hoà thuận với Đức Chúa Trời. Nhờ việc làm của Đức Chúa Jesus Christ hoà bình giữa Đức Chúa Trời và người tin Ngài không còn bị phân rẽ nữa. Rô-ma 5:10 bày tỏ phương cách Đức Chúa Trời tạo nên sự hoà bình: “khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hoà thuận với Ngài bởi sự chết của con Ngài.”
Sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jesus Christ thật rất quan trọng cho chương trình cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Chúa Jesus Christ đã hoà thuận người tin Chúa với Đức Chúa Trời, họ không còn là kẻ thù của Đức Chúa Trời, không còn bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời nữa.
Làm hoà thuận con người với Đức Chúa Trời không chỉ là một yếu tố quan trọng của chương trình cứu rỗi Đức Chúa Trời và một tín lý quan trọng của niềm tin; nhưng còn bày tỏ một thực tại và một bản chất quan trọng của một Môn Đồ Chúa Jesus. Lẽ mầu nhiệm của sự hoà thuận được Chúa Jesus bày tỏ trong sứ điệp năm Ngài được mến mộ như sau: “Phước cho những kẻ làm cho người hoà thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!” (Ma-thi-ơ 5:9)
Khái niệm Môn Đồ và người thánh quyện nối không thể phân rẽ khỏi chương trình cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Cụ thể, một người tin Chúa Jesus là một Môn Đồ và là người thánh của Đức Chúa Jesus Christ.
3. Sự chuộc lại. Lý do thứ ba con người bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời bởi vì bản chất của chúng ta là “tôi mọi tội lỗi.” Một người nô lệ có thể rời ông chủ sau một khoảng thời gian theo luật địh, nhưng con người chúng ta bị trói buộc, bị kềm kẹp như “tôi mọi” để hầu hạ phục vụ tội lỗi mãi mãi nếu không được sự can thiệp của Ba Ngôi Đức Chúa Trời!
Rô-ma 6:17, “anh em làm tôi mọi tội lỗi.” Sự cứu rỗi của Chúa Jesus Christ giải phóng cho CơĐốc-Nhân khỏi tội lỗi bằng cách chuộc (lại) chúng ta khỏi quyền tể trị hoặc “vâng phục kẻ làm chủ mình theo phần xác.” (Ê-phê-sô 6:5; Cô-lô-se 3:22) Sự chuộc lại ban cho loài người bởi sự chết và sự sống lại của Chúa Jesus Christ.
Tít 2:13, 14: “đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành.”
Có một ví dụ cụ thể bày tỏ trong lịch sử tuyển dân Đức Chúa Trời. Dân sự Chúa làm nô lệ trong xứ Ai Cập dưới sự kềm kẹp của những người đốc công; tuy nhiên Đức Chúa Trời đã “chuộc” họ như được bày tỏ trong Xuất Ê-díp-tô 6:6.
[Bài Tĩnh Nguyện một trang dựa trên Cô-lô-se được viết mỗi ngày. Xin chia xẻ cùng Nam Giới xa gần.]
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
“Sự nên thánh” của một Môn Đồ liên hệ đến sự cứu rỗi như thể nào? Chúng ta cần phải hiểu rõ tổng thể chương trình cứu rỗi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
Trước khi phạm tội, A-đam sống trong Vườn Ê-đen, nơi Ông có thể thưa chuyện cách tự do với Đức Chúa Trời. Khi A-đam trở nên một tội nhân, Ông bị đuổi ra khỏi Vườn Ê-đen và bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. Sáng Thế Ký 3:23, 24: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi Vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi Vườn, rồi đặt tại phía đông Vườn Ê-đen các thần Chê-ru-bin với gươm lưỡi chói loà, để giữ con đường đi đến cây sự sống.” Do đó, tội nhân là người bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời!
Con người chúng ta là tội nhân nên bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ chấm dứt sự phân rẽ nầy; Ngài mang loài người trở lại đến cùng Thượng Đế như thời điểm mầu nhiệm cao trọng lúc ban đầu. Cụ thể, 1 Phi-e-rơ 3:18, “Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng Công Bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời.”
Tội lỗi đem sự phân rẽ giữa Thượng Đế và con người đã được Chúa Jesus Christ trả bằng chính mạng sống của Ngài. Chúa Jesus đem người tin Chúa trở lại cùng Đức Chúa Trời. Kinh Thánh bày tỏ 4 khái niệm phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta – (1) không công bình, (2) kẻ thù của Đức Chúa Trời, (3) tôi mọi tội lỗi, và (4) nợ. Chúa Jesus giải tỏ cho chúng ta những điều nầy.
1. Xưng Công Bình. Con người bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta là “kẻ không công bình.” (1 Phi-e-rơ 3:18) Điều nầy có nghĩa nếu một người tin cậy Chúa Jesus Christ, thì Đức Chúa Trời “kể” cho người đó là công bình. Chúng ta cẩn thận tại đây để hiểu rõ tầm quan trọng của sự xưng công bình. Xưng công bình không có nghĩa Đức Chúa Trời làm chúng ta công bình, nhưng Ngài “kể” chúng ta công bình. Nếu Đức Chúa Trời “làm” chúng ta công bình thì chúng ta không thể phạm tội nữa, nhưng người tin Chúa vẫn có khả năng có thể làm điều sai trật và phạm tội; do đó chúng ta không thể được Ngài “làm” công bình. Cơ-Đốc-Nhân được xưng công bình bởi vì Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta qua Đức Chúa Jesus Christ để Ngài có thể “kể” chúng ta công bình, và niềm tin đặt để nơi Chúa Jesus Christ rất quan trọng để Ngài có thể làm điều nầy.
Rô-ma 4:3 bày tỏ tấm gương một nhân vật được Đức Chúa Trời “kể” là công bình, “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và đều đó kể là công bình cho người.” Kinh Thánh tiếp tục mạc khải trong câu 5: “còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình.” Xin đặc biệt chú ý cụm từ, “đức tin của kẻ ấy kẻ là công bình.”
Áp-ra-ham là một tội nhân như chúng ta ngày nay, tuy nhiên đức tin của Ông (Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời) nên Ông được “kể” là công bình. Niềm tin của Áp-ra-ham được “kể” là công bình!
Rô-ma 4:23, 24 bày tỏ kinh nghiệm tương tự như Áp-ra-ham có thể xảy đến cho chúng ta: “Vả, ấy chẳng phải chỉ vì một mình người mà có chép rằng đức tin người đã được kể cho là công bình, nhưng cũng vì chúng ta nữa, đức tin sẽ được kể là công bình cho chúng ta, là kẻ tin Đấng đã làm cho Đức Chúa Jesus, Chúa chúng ta, sống lại từ trong kẻ chết.”
Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời Đấng có thể đem sự sống từ sự chết. Khi chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời Đấng dựng Đức Chúa Jesus từ cõi chết, thì Đức Chúa Trời “kể” đức tin của chúng ta là công bình. Rô-ma 5:1, “Vậy, chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hoà thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jesus Christ chúng ta.” Ha-lê-lu-gia!!!
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
Cơ-Đốc-Nhân là một người thánh của Đức Chúa Trời! Thật cao trọng, thật vĩ đại, và thật mầu nhiệm! Cơ-Đốc-Nhân cần phải suy gẫm về khái niệm quen thuộc nhưng rất cao trọng nầy để giúp chúng ta cảm nhận tầm độ và tính chất trọng đại ý nghĩa “người thánh,” và SỐNG một cách xứng đáng như một Môn Đồ của Ba Ngôi Đức Chúa Trời!
1 Cô-rinh-tô 1:2 bày tỏ rõ ràng sự cao trọng, vĩ đại, và mầu nhiệm danh xưng “thánh đồ” như sau, “[Phao-lô] . . . gởi cho Hội Thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jesus Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, là Chúa của những người ấy và của chúng ta.”
Kinh Thánh ban chúng ta những bài học tâm linh như sau: (1) Người tin Chúa Jesus – và ở trong Ngài – người đó được (làm) nên thánh, và (2) Cơ-Đốc-Nhân là một người được Đức Chúa Jesus kêu gọi.
Làm thể nào một Cơ-Đốc-Nhân được gọi là một thánh đồ trong khi vẫn còn những hỗn độn, lộn xộn, hoặc bừa bộn trong cuộc sống? Cụ thể, các tín hữu Hội Thánh Cô-rinh-tô vẫn còn “tranh cạnh,” họ vẫn bè đảng và phe phái, (1:11-13) và phạm tội làm chấn động – không những trong Hội Thánh – cả thành Cô-rinh-tô; và khắp nơi trên thế giới! (5:1)
Sứ Đồ Phao-lô bày tỏ vị trí thánh của một Cơ-Đốc-Nhân. Cơ-Đốc-Nhân không những có một vị trí thánh bắt đầu trong Chúa Jesus Christ; nhưng Cơ-Đốc-Nhân còn cần phải kinh nghiệm sự nên thánh trong cuộc sống hằng ngày. Vị trí thánh là điều một lần xảy ra khi cầu nguyện và mở lòng tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa và Chủ đời sống; trong khi kinh nghiệm sự nên thánh là một tiến trình. Tương tự như một hài nhi chỉ vào đời một lần, còn tăng trưởng và trưởng thành là một tiến trình.
Nên thánh không phải là nỗ lực của việc làm con người, nhưng đó là việc làm của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Cơ-Đốc-Nhân “được nên thánh,” và “được gọi làm thánh đồ.” Cụ thể, 1 Tê-sa-lô-nica 5:23, “chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn.” Và “vì vừa lúc ban đầu, Ngài [Đức Chúa Trời] đã chọn anh em bởi sự nên thánh của Thánh Linh, [Thượng Đế Ngôi Ba] và bởi tin lẽ thật [Ngôi Lời – Thượng Đế Ngôi Hai], đặng ban sự cứu rỗi cho anh em.” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13)
Dĩ nhiên tiến trình nên thánh bắt đầu từ giây phút Lời Chúa Jesus được “rao giảng,” được “châm rễ và lập nền” trong Đức Chúa Jesus Christ. (Rô-ma 10:17, Cô-lô-se 2:6, 7) Lời Kinh Thánh khiến Cơ-Đốc-Nhân được nên thánh (Ê-phê-sô 5:26, 1 Ti-mô-thê 4:5). Hơn nữa, nhờ “sự đau đớn” của Đấng Christ Ngài làm nên thánh mọi kẻ tin. (Hê-bơ-rơ 2:11)
Tuy nhiên Tác Nhân chính của sự nên thánh là Đức Thánh Linh. Lời Kinh Thánh bày tỏ, “. . . và nên thánh bởi Đức Thánh Linh.” (Rô-ma 15:16; 1 Phi-e-rơ 1:2; ) “Và nhờ Thánh Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em được rửa sạch, được nên thánh, được xưng công bình rồi.” (1 Cô-rinh-tô 6:11)
Các thầy tế lễ, thầy thông giáo, và người Pha-ra-si năm xưa – và ngày nay là những người tôn giáo – tưởng rằng nhờ công đức và việc làm họ có thể trở nên thánh! Tuy nhiên từ thời các đấng tiên tri Lời Kinh Thánh đã bày tỏ cách rõ ràng và chắc chắn con người không thể tự biến đổi hoặc tự ban ban sự cứu rỗi cho chính mình như sau: “Người Ê-thi-ô-bi có thể đổi được da mình, hay là con beo đổi được vằn nó chăng? Nếu được thì các ngươi là kẻ đã làm dữ quen rồi, sẽ làm lành được.” (Giê-rê-mi 13:23)
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
Kế đến, chi thể Đấng Christ là lẽ mầu nhiệm và là một tổng thể hữu cơ sống động bày tỏ đặc tính thứ hai quan trọng của cộng đồng niềm tin.
2. Một Cộng Đồng (Người) Thánh. Thật cao trọng, thật vĩ đại, và thật mầu nhiệm! Cộng đồng người thánh “ở thành Cô-lô-se?” Một cộng đồng tập hợp những con người sống động, có tên, có tuổi, có số nhà, có công ăn việc làm, có gia đình, và dĩ nhiên tất cả đều có một quá khứ. Những người nầy sau khi tiếp nhận Cứu Chúa Jesus Christ họ trở nên một phần tử thánh trong một cộng đồng (người) thánh!
Kinh Thánh không bày tỏ hoặc miêu tả chi tiết từng cá nhân trong cộng đồng người thánh “ở thành Cô-lô-se,” nhưng chắc rằng chỉ có tội nhân mới đến và tin nhận Chúa Jesus Christ mà thôi! (Rô-ma 3:10-18, 23) Một cộng đồng người tin Chúa Jesus “ở thành Cô-lô-se” chắc chắn cũng có những con người họ có những quá khứ tương tự như những người trước khi gặp Chúa được Kinh Thánh ghi lại – trước khi được Đức Chúa Trời kêu gọi – cụ thể như Sau-lơ, như người đàn bà Sa-ma-ri, như Ma-thi-ơ, như Xa-chê, như Phi-lê-môn; như những người bị mù, như những người bị câm, như những người bị liệt, như những người bị quỷ ám, và cũng như chúng ta ngày nay!
Xin mời Quý vị hãy “suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng.” (1 Cô-rinh-tô 1:26, xem thêm từ 27-31)
Chữ “thánh” thường khiến Cơ-Đốc-Nhân thành kiến liên hệ đến những khái niệm hoặc hình ảnh không có căn cản của Kinh Thánh; và những khái niệm hoặc hình ảnh nầy dành cho người đặc biệt được một hội đồng giáo phẩm “phong thánh,” hoặc “liệt vào hàng các thánh.” Cụ thể theo bày tỏ dựa trên Lời Kinh Thánh, chữ “thánh” dùng cho những tội nhân trước đây có một quá khứ, nhưng sau khi tin nhận Chúa Jesus làm Chúa làm Chủ cuộc đời, họ có một bắt đầu mới, một nếp sống mới, và một mục đích mới cho cuộc đời mới. (2 Cô-rinh-tô 5:17)
Khái niệm “thánh” được bày tỏ trong Kinh Thánh Cựu Ước và Lời Chúa tương phản “người thánh” với “kẻ ác.” (1 Sa-mu-ên 2:9) Dân sự Đức Giê-hô-va và sự thờ phượng được chia ra làm 2 thành tố rõ rệt: “những thầy tế lễ Chúa,” và “các thánh đồ Chúa.” (2 Sử Ký 6:41b) Điều nầy không có nghĩa “các thánh đồ Chúa” là một giới có địa vị “thấp hơn” so với “thầy tế lễ Chúa.” Thưa không! Trái lại “các thánh đồ Chúa” là những người đồng tế với “những thầy tế lễ Chúa,” khiến cho sự thờ phượng Giê-hô-va Đức Chúa Trời được trọn vẹn. Amen!
Kinh Thánh bày tỏ tầm quan trọng của “các thánh đồ” là một phần quan trọng trong sự thờ phượng và hầu việc Đức Giê-hô-va. Thi Thiên 30:4, “Hỡi các thánh của Đức Giê-hô-va, hãy hát ngợi khen Ngài, cảm tạ sự kỷ niệm thánh của Ngài.” Ai là người hát ngợi khen Đức Giê-hôva? Ai nói lời chứng cảm tạ những kỷ niệm thánh của Ngài? Các thánh đồ có nếp sống được sự thăm viếng và biến đổi của Ba Ngôi Đức Chúa Trời!
Những “người thánh” không chỉ “thờ phượng,” hoặc “hát ngợi khen,” hoặc “nói lời chứng cảm tạ những kỷ niệm” của Đức Giê-hô-va trong nhà hội; nhưng họ còn SỐNG yêu mến Ngài và kính sợ Ngài! (Thi Thiên 31:23, 34:9) Do đó, “thánh đồ” không phải là khái niệm mới của Kinh Thánh Tân Ước, nhưng là bày tỏ mối liên hệ giữa Ba Ngôi Đức Chúa Trời thánh khiết với tuyển dân thánh của Ngài.
Kinh Thánh Tân Ước bày tỏ thể nào về “các thánh đồ?” Tôi có phải là “thánh đồ” của Đức Chúa Trời Ba Ngôi – Đức Chúa Cha, Đức Chúa Jesus, và Đức Thánh Linh?
Thân ái kính mời các Quý vị theo dõi tiếp tĩnh nguyện trong tuần tới!
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
“Ở thành Cô-lô-se” có nghĩa gì? Cụm từ “ở thành Cô-lô-se” hàm ý một nhóm người tin Chúa tại thành Cô-lô-se. “Ở thành Cô-lô-se” ám chỉ một tập hợp người tin Chúa trong một thành (phố), một địa phận, hoặc một giáo khu. Cụm từ “ở thành Cô-lô-se” bày tỏ cho chúng ta ngày nay bài học thuộc linh về chi thể của Đấng Christ.
Trước hết, chi thể Đấng Christ là một lẽ mầu nhiệm bao gồm những đơn vị như: “Ti-mô-thê là anh em,” số ít và cá nhân; với tập hợp những người tin Chúa khác “ở thành Cô-lô-se,” số nhiều – một tập thể. Những phần tử được kết hợp cách quyền phép để trở nên một tổng thể hữu cơ sống động!
1. Một Cộng Đồng Niềm Tin. Khi một người được sự kêu gọi của Đức Chúa Cha, được Ngôi Lời làm sống lại tươi mới, và được quyền phép Đức Thánh Linh biến đổi, “thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” (Giăng 1:12)
“Trong Đấng Christ mọi người đều sẽ sống lại.” (1 Cô-rinh-tô 15:22) Người tiếp nhận Chúa trước hết đời sống tâm linh được sống lại; và sự sống lại thể xác sẽ xảy ra trong tương lai sau khi qua đời. Tuy nhiên “sẽ sống lại” còn bày tỏ một điểm thuộc linh Cơ-Đốc-Nhân chúng ta cần suy nghĩ, “nếu không chết đi trước đã, thì không sống lại được.” (1 Cô-rinh-tô 15:36) Như vậy theo quy luật Đức Chúa Trời thiết kế: điều gì phải chết trước để điều gì sẽ được sống lại?
Để cho đời sống tâm linh có thể sống lại được, đời sống xác thịt phải chết đi! “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình,” (Ê-phê-sô 2:1a) “nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ.” (Ê-phê-sô 2:5)
Vì sao con người chết tâm linh? Làm thể nào Đức Chúa Trời khiến chúng ta sống lại? “Khi anh em đã chết bởi tội lỗi mình và sự xác thịt mình không chịu cắt bì, thì Đức Chúa Trời đã khiến anh em sống lại với Đấng Christ, vì đã tha thứ hết mọi tội chúng ta.” (Cô-lô-se 2:13)
Và cuối cùng, 1 Phi-e-rơ 3:18, “Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng Công Bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống.”
Cộng đồng niềm tin đầu tiên đó là Gia Đình Đức Chúa Trời trong đó Ba Ngôi Đức Chúa Trời là Cha Thiêng Liêng Thiêng Thượng “hầu cho hễ ai tin đến Ngài” sẽ trở nên con cái Ngài; và “đều được sự sống đời đời.” (Giăng 3:15)
Mục đích của cộng đồng niềm tin là gì?
Chúa Jesus phán dạy người tin Ngài, “là muối của đất,” và “là sự sáng của thế gian.” (Ma-thiơ 5:13, 14) Và Chúa bày tỏ tiếp mục đích của cộng đồng niềm tin: “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” (Ma-thi-ơ 5:16)
Chúa Jesus bày tỏ mục đích cộng đồng niềm tin dễ dàng bày tỏ tình yêu thương trong bối cảnh của một cộng đồng như sau: “Các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào; thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại đều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta.” (Giăng 13:34, 35)
Quý vị là “Ti-mô-thê?” Quý vị có mối quan hệ với Đức Chúa Trời, hoặc với “Phao-lô” không? Quý vị có tuỳ thuộc hoặc quan hệ với một “thành” nào đó không? Quý vị có tuỳ thuộc với một (hoặc một vài) mục vụ tại địa phương không? Quý vị có mối quan hệ và tuỳ thuộc những mục vụ khác nhau trong “thành” của Đức Chúa Trời không?
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
2:9a) Chúng ta xem lại Cô-lô-se 1:1-2a,
Phao-lô
[Là(m)] Sứ Đồ của Đức Chúa Jesus Christ
theo ý muốn Đức Chúa Trời
và [cùng]
Ti-mô-thê
(là) anh em
(1) ở thành Cô-lô-se
(2) người thánh
và
(3) trung tín
Làm thể nào Cơ-Đốc-Nhân gọi người cùng đức tin là “anh em” trong khi chúng ta không có những ràng buộc liên hệ gia đình? Làm thể nào chúng ta “nhận” nhau là “anh em” trong cùng niềm tin, hoặc cùng nhà thờ? Chữ “anh em” có phải trở nên một sáo ngữ bày tỏ mối liên hệ tổ chức của những người ở cùng “thành Cô-lô-se” chăng?
Làm thể nào Sứ Đồ Phao-lô gọi Ti-mô-thê là người anh em? Về phương diện tuổi tác, kiến thức, kinh nghiệm, mối liên hệ thầy trò, chức vụ, và vai trò, v.v., hoàn toàn chênh lệch giữa Phao-lô và Ti-mô-thê, nhưng tại sao Sứ Đồ Phao-lô gọi Ti-mô-thê “là anh em?”
Sứ Đồ Phao-lô có mối quan hệ thật đặc biệt với Ti-mô-thê – không phải là mối quan hệ lịch sự xã giao nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc nương cậy lẫn nhau khi có cần trong cuộc sống hoặc trong sinh hoạt niềm tin. Nhưng mối quan hệ “anh em” giữa Sứ Đồ Phao-lô tôn trọng Ti-mô-thê là mối quan hệ trang bị nhằm trao quyền cho phép Ti-mô-thê hầu việc Đức Chúa Trời cách thành công trong tương lai gần.
Ti-mô-thê được Đức Chúa Trời kêu gọi vào chức vụ, và ông phục vụ Đức Chúa Trời cùng với Sứ Đồ Phao-lô như được bày tỏ, “chúng tôi là bạn cùng làm việc với Đức Chúa Trời.” (1 Côrinh-tô 3:9 a) Ngoài ra Sứ Đồ Phao-lô miêu tả mối quan hệ giữa Ông với Ti-mô-thê như sau trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:2, “Ti-mô-thê, là anh em chúng tôi, tôi tớ của Đức Chúa Trời, kẻ giúp việc đạo Tin Lành của Đấng Christ.” Và Sứ Đồ Phao-lô tiếp tục đề cập uy tín của Ti-mô-thê – như người anh em thật – trong những thư tín khác, cụ thể Phi-líp 2:19-23, “Ti-mô-thê . . . tôi không có ai như người đồng tình với tôi để thật lòng lo về việc anh em: ai nấy đều tìm lợi riêng của mình, chớ không tìm của Đức Chúa Jesus Christ. Nhưng anh em đã biết sự trung tín từng trải của người; và biết người là trung thành với tôi về việc Tin Lành, như con ở với cha vậy.”
Sứ Đồ Phao-lô không chỉ gọi Ti-mô-thê “là anh em,” nhưng Phao-lô còn tôn trọng Ti-mô-thê ngang hàng với Ông như một “tôi tớ của Đức Chúa Trời, kẻ giúp việc đạo Tin Lành của Đấng Christ.” Sứ Đồ Phao-lô đã quở trách và ngăn cấm tín hữu Hội Thánh Cô-rinh-tô “chớ có ai khinh người!” (1 Cô-rinh-tô 16:10 và 11)
Ngày nay mặc dù Cơ-Đốc-Nhân gọi nhau là “anh em,” nhưng rất có thể trong sự kín dấu của tư tưởng, suy nghĩ, thái độ, lời nói, hoặc hành động, chúng ta có thể khinh người “anh em” vì họ không có tuổi tác, kinh nghiệm, tiền bạc, chức vụ, địa vị, v.v.. Xin chúng ta hãy ăn năn! Xin Chúa thương xót linh hồn chúng ta! “Lòng yêu thương phải cho thành thật.” (Rô-ma 12:9a)
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .
Tin Lành Giăng ký thuật 7 phép lạ Chúa Jesus làm, và những phép lạ nầy không được ghi lại trong những sách Tin Lành kia. Và sau khi thi hành phép lạ thứ năm bày tỏ quyền năng của Chúa Jesus là Đức Chúa Trời và Thượng Đế Ngôi Hai, đây là thời điểm Chúa Jesus đòi hỏi sự cam kết và ký thác của Môn Đồ ngõ hầu tiến trình huấn luyện Môn Đồ Chúa Jesus được hoàn tất. Giăng 6:22-70 ký thuật sự cao trọng và cần thiết ký thác đời sống Môn Đồ hoàn toàn cho quyền phép vô song của Đấng Đào Tạo Môn Đồ cách trọn vẹn, theo ý muốn, và cho sự vinh hiển Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Cơ-Đốc-Nhân ngày nay có ký thác và dâng hiến cuộc đời mình trọn vẹn cho Chúa Jesus không? (Rô-ma 9:20, 21)
Năm xưa đoàn dân đông và Môn Đồ theo Chúa Jesus với nhiều mục đích và nhiều cách khác nhau. Tin Lành Giăng 6:6-13 bày tỏ phép lạ thứ tư Chúa Jesus hoá bánh cho dân chúng ăn. Sau khi đoàn dân ăn no nê và thoả mãn nhu cầu thuộc thể cách dư dật khoái lạc, (c. 12) họ có một ý tưởng chính trị lâu dài rất hay – đó là bầu chọn Chúa Jesus làm vua nhằm chống đói xoá nghèo, bảo đảm dân chúng một chính thể phát triển và tiến bộ vượt bực: không cần làm mà vẫn có ăn! (6:14-15)
Đối diện với những tư tưởng và thái độ tầm thường và suy nghĩ xác thịt của đoàn dân, (c. 24) Chúa Jesus hé lộ cho họ biết Chân Thần Chúa Jesus: “Ta là bánh của sự sống!” (c. 35, 41, 48, 50, 51, 58) Chúa Jesus đòi hỏi Môn Đồ Ngài ăn và uống chính Chúa Jesus! Chúa Jesus đòi hỏi Môn Đồ Ngài đọc và sống – vâng giữ Lời Ngài! Chúa Jesus đòi hỏi Môn Đồ Chúa Jesus sống bởi chính Ngài! (6:57)
Đòi hỏi của Chúa Jesus không phải là một đòi hỏi “thấp,” hoặc “chiếu lệ.” Nhưng Chúa Jesus đòi hỏi một ký thác trọn đời! Khi đối với diện đòi hỏi của Chúa Jesus, “có nhiều môn đồ nghe Ngài, thì nói rằng: Lời nầy thật khó; ai nghe được?” (c. 60) Và Kinh Thánh bày tỏ một thực trạng trải qua mọi thời đại: “Từ lúc ấy, có nhiều Môn Đồ Ngài, trở lui, không đi với Ngài nữa!” (c.66)
Chúa Jesus có bối rối, dao động, và lo lắng khi thấy Môn Đồ bỏ Ngài trở lui lại con đường và nếp sống cũ chăng? Chúa Jesus có “sợ” con số Môn Đồ bị giảm sút so với môn đồ của phái Pha-ra-si chăng? Chúa Jesus “sợ” Đức Chúa Cha khiển trách vì “con số” Môn Đồ giảm sút so với thời điểm trước khi nhiều phép lạ được thi thố? Thưa không! Chúa Jesus quay ngang nhìn các Môn Đồ Ngài cách tríu mến và phán rằng: “Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng?” (c. 67b)
Môn Đồ Hoá là một tiến trình nhằm đào tạo những con người thuộc Đức Chúa Trời và ký thác cuộc đời “ăn ở . . . cho đẹp ý Đức Chúa Trời,” và là những Môn Đồ không “làm biếng;” nhưng “có lòng sốt sắng;” và “hầu việc Chúa!” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:1 và Rô-ma 12:11) Môn Đồ Hoá là một tiến trình trong đó tư duy, thái độ, tình cảm, ý chí, sức mạnh, và ước muốn, ấp ủ, v.v., hoàn toàn nhường ngôi cho Lời Chúa, ý muốn Chúa, chương trình Chúa, Nước Chúa, v.v., thay thế và làm chủ hoàn toàn đời sống Môn Đồ Chúa Jesus.
Chúa Jesus tạo cho các Môn Đồ Ngài một cơ hội để chọn lựa, để ký thác, để dứt khoát, để rõ ràng, để có một quyết định tương tự như bài học năm xưa – chứ Môn Đồ “các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào?” (1 Các Vua 18:21)
Cảm tạ Ba Ngôi Đức Chúa Trời về sự chọn lựa và quyết định khôn ngoan của Sứ Đồ Phi-e-rơ: “Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời; chúng tôi đã tin, và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời.” (c.68)
“Ấy là thần linh làm cho sống!” (c. 63) Nếu không bởi Thánh Linh Đức Chúa Trời thì không ai – kể cả Phi-e-rơ – có thể chọn Đức Chúa Jesus Christ hoặc chọn trở nên Môn Đồ Ngài! Amen!
Xin theo dõi tiếp lần tới . . .