GIÁO HẠT VIỆT NAM HOA KỲ ĐOÀN NAM GIỚI
Bài Học Kinh Thánh # 10 SỐNG MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN Ma-thi-ơ 7:1-12
1. Giới Thiệu. Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta, Con Đức Chúa Trời trong thân xác loài người là Quan Án của tất cả mọi loài. Chúa Jesus phân biệt giữa đúng và sai, tốt và xấu. Ngài không chấp nhận tội lỗi; nhưng hứa đoán phạt trong ngày cuối cùng. Chúa Jesus chính Ngài phán như sau: “Cha cũng chẳng xét đoán ai hết, nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho Con.” (Giăng 5:22) Và Đức Chúa Cha đã, “Cha đã ban quyền thi hành sự phán xét cho Con, vì là Con người.” (c. 27) Chúa Jesus được, “chứng quyết chính Ngài là Đấng Đức Chúa Trời đã lập lên để đoán xét kẻ sống và kẻ chết.” (Công Vụ 10:42) Và khi Sứ Đồ Phao-lô giảng cho người thành A-thên, Đức Chúa Trời “vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ.” (Công Vụ 17:30-31)
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Chúa Jesus ngăn cấm Môn Đồ của Ngài đoán xét lẫn nhau – gây ngăn trở và chia rẽ sự hiệp nhất – như thế nào? (c. 1a) Theo Quý vị “đoán xét” [judge] khác với “định giá” [evaluate] như thể nào? Xin đối chiếu với 2 Tê-sa-lô-ni-ca 5:21-22; Ê-phê-sô 5:11; 1 Giăng 4:1; Gia-cơ 4:11-12; Gia-cơ 5:9; và Giăng 7:24.
2.2. Chúa Jesus cảnh cáo Môn Đồ của Ngài như thể nào về sự đoán xét? (1b-2) Xin đối chiếu với Ga-lati 5:14-15; Gia-cơ 2:12-13.
2.3. Xin đọc Ma-thi-ơ 7:3-5a. Chúa Jesus bày tỏ tội gì đứng đằng sau sự cảnh báo nầy? Chúa Jesus cho biết làm thể nào để tránh sự đoán xét lẫn nhau? (c. 5b)
2.4. Môn Đồ của Chúa Jesus được ban cho “những đồ thánh” và “hột trai” (Ma-thi-ơ 13:45-46) có nghĩa gì? Theo Quý vị, ai là “chó” và “heo?” Tại sao Chúa Jesus cảnh cáo Môn Đồ của phải sử dụng sự phán xét đúng đắn để không cho chó, hoặc heo đồ thánh hoặc đồ quý?
2.5. Chúa Jesus mời gọi Môn Đồ của Ngài (1) xin ân sủng của Đức Chúa Cha, (2) xin một cách kiên trì, và (3) xin với niềm tự tin trong tình yêu của Ngài như thể nào? (cc. 7-11)
2.6. Trong câu 12, Chúa Jesus ban cho Môn Đồ của Ngài bản chất chủ yếu của những mệnh lệnh đạo đức của Đức Chúa Cha liên quan đến mối quan hệ của Môn Đồ của Chúa Jesus với người chung quanh như thể nào?
3. Kết Luận. Mối quan hệ đúng đắn của Môn Đồ Chúa Jesus: (1) với chính họ, (2) với những người chung quanh, (3) với những kẻ thù hận Tin Lành của Chúa Jesus, (4) với Đức Chúa Cha, và (5) với tất cả mọi người đều được Chúa Jesus cẩn thận dạy dỗ để nếp sống của họ được hiệu quả và Danh Chúa được vinh hiển.
Bài Học Kinh Thánh # 12 SỐNG MẪU MỰC CỦA CHÚA
(Ê-phê-sô 4:1-16)
1. Giới Thiệu.
Ba chương đầu của sách Ê-phê-sô bao gồm những lẽ thật căn bản của Đức Chúa Trời, bây giờ Sứ Đồ Phao-lô đổi hướng gây ấn tượng bằng cách nhấn mạnh từ tín lý dẫn đến bổn phận; từ nguyên tắc dẫn đến thực hành, từ niềm tin dẫn đến hành động. Phao-lô đã bày tỏ đầy đủ những ơn phước, đức hạnh, và đặc ân của một người con của Đức Chúa Trời. Chương 4 Sứ Đồ Phao-lô bắt đầu nhắc nhở người tin Chúa những trách nhiệm tất nhiên và những đòi hỏi như một thành viên của gia đình Đức Chúa Trời. Trước hết, Sứ Đồ Phao-lô giải thích cho hội chúng tại Ê-phê-sô sống theo con người mới và sống theo sự kêu gọi trong Đấng Christ. Kế đến, Sứ Đồ Phao-lô miêu tả những mỹ đức của người tin Chúa chân thật; và thể nào người tin Chúa ký thác nếp sống cá nhân cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời – họ sẽ sống chung với nhau trong sự hiệp một. Sự hiệp một không thể xảy ra trừ phi mỗi cá nhân thi hành phần trách nhiệm của mình. Đức Chúa Trời đã ban cho mỗi thành viên trong Hội Thánh Ngài một hoặc nhiều ân tứ cho sự xây dựng chi thể của Đấng Christ. Dù tập thể hoặc cá nhân – Cơ-Đốc-Nhân tăng trưởng và trưởng thành trong đức tin, luôn luôn sẵn sàng chống trả giảng dạy sai trật của những giáo sư giả. Bài học lần nầy mạc khải làm thể nào hoàn thành trách nhiệm cá nhân để Hội Thánh nơi Chúa đặt để chúng ta được lành mạnh, phát triển, và trưởng thành theo ý muốn trọn lành của Ngài.
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Sứ Đồ Phao-lô bắt đầu đoạn Kinh Thánh với các tín hữu Hội Thánh Ê-phê-sô bằng một yêu cầu cấp bách để “ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi” họ đi theo Ngài. Điều nầy có nghĩa gì? Xin gạch dưới hoặc vòng tròn những phẩm chất ưu tú Sứ Đồ Phao-lô đánh dấu nếp sống của người tin Chúa thật và trugn tín đi theo Ngài.
2.2. Sứ Đồ Phao-lô miêu tả sự hiệp một để người tin Chúa chia xẻ với nhau như thể nào? Xin gạch dưới hoặc vòng tròn những từ liên quan đến sự hiệp một trong phân đoạn Kinh Thánh nầy.
2.3. Những trở lực nào có thể làm cản trở sự tăng trưởng thuộc linh và trưởng thành của một Cơ-ĐốcNhân? Hoặc của cả hội chúng?
3. Kết Luận.
Hội Thánh không bao giờ giả định chỉ là một toà nhà – một nơi người cô đơn bước vào, lắng nghe, và đi ra vẫn còn cô đơn – nhưng là một nơi của sự thông công. Trong mối thông công thật CơĐốc-Nhân không đoán xét lẫn nhau; họ không cắn xé, hoặc ăn nuốt lẫn nhau; họ không xúi giục, ganh ghét, nói dối nhau, mắng nhiếc, hoặc oán trách nhau. Mối thông công chân thật của chi thể Đấng Christ – khiến cho nếp sống nầy đụng chạm nếp sống kia để đem phước hạnh và tăng trưởng thuộc linh cho nhau.
Bài Học Kinh Thánh # 11 SỐNG NĂNG QUYỀN CỦA CHÚA
(Ê-phê-sô 3:14-21)
1. Giới Thiệu.
Đức Chúa Trời là tình yêu. Sự thương xót của Đức Chúa Trời tuôn đổ trên tất cả việc làm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu Ngài cho toàn thể nhân loại. Tuy nhiên cao nhất tình yêu Đức Chúa Trời được bày tỏ cho những ai Ngài yêu thương kéo họ lại gần với Ngài hoàn toàn bằng ân sủng. Do đó, đối với chúng ta là những người tin, tình yêu Đức Chúa Trời là một thực tại quý giá độc đáo, một tình yêu không thể hiểu thấu được. Không có cách nào chúng ta có thể leo thấu chiều cao tình yêu Đức Chúa Trời. Không có cách nào chúng ta có thể tưởng tượng bề rộng hoặc bề ngang tình yêu Đức Chúa Trời. Tuy nhiên bởi ân sủng Đức Chúa Trời chúng ta có thể biết tình yêu của Đấng Christ, là điều “trổi hơn mọi sự thông biết.” (Ê-phê-sô 3:18-19)
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Tại sao Sứ Đồ Phao-lô cầu nguyện XIN “quyền phép bởi Thánh Linh” cho các tín hữu Hội Thánh Êphê-sô? (c. 16)
2.2. Kết quả là điều gì một khi Đấng Christ ngự trong lòng chúng ta bởi đức tin? (c. 17)
2.3. “Sự yêu thương của Đấng Christ là sự trổi hơn mọi sự thông biết” có ý nghĩa gì? (c. 19)
2.4. TÌNH YÊU Đức Chúa Trời và NĂNG QUYỀN Đức Chúa Trời liên hệ với nhau như thể nào?
3. Kết Luận.
Cuối cùng tình yêu Đức Chúa Trời là căn bản cho tất cả niềm hy vọng chúng ta. Tình yêu Đức Chúa Trời là nguồn và sự trọn vẹn niềm tin chúng ta. Tình yêu Đức Chúa Trời cũng là căn bản ân sủng Chúa cho chúng ta. Phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta không phải vì chúng ta xứng đáng nhưng chỉ bởi ân sủng tuyệt đối của Ngài. Trong ánh sáng vinh hiển của tình yêu thiêng liêng khiến chúng ta hoàn toàn chìm ngập trong kinh ngạc, trong tình yêu, và trong sự ca ngợi Chúa!
Bài Học Kinh Thánh # 10 SỐNG HIỆP MỘT
(Ê-phê-sô 2:11-3:13)
1. Giới Thiệu.
Bản chất tội lỗi tự nhiên của loài người là xây dựng những hàng rào bảo vệ để xua đuổi những người khác. Chúng ta chắc từng chứng kiến tình trạng chia rẽ, phân tranh, cô lập, và kỳ thị. Kể từ khi loài người nổi loạn trong Vườn Địa Đàng làm tan vỡ mối liên hệ giữa con người với Đức Chúa Trời, chúng ta kinh nghiệm sự khó khăn để chung sống với nhau cách bình an. Mỗi hôn nhân, gia đình, và nhà thờ – kể cả nhà thờ tại Ê-phê-sô – cộng đồng, và quốc gia gắng sức để giữ sự hoà hợp và hoà bình. Sự sa ngã – do tội lỗi gây nên – của loài người tạo nên những tình cảm giận ghét, xa lánh, và nghi ngờ; dẫn đến thành kiến, hiểu lầm, bất đồng ý kiến, tranh chấp, và ngay cả những cảnh đấu đá nhau. Hội Thánh đầu tiên của thời Sứ Đồ Phao-lô gồm có người Do Thái tin Chúa Jesus. Tuy nhiên họ vẫn tranh chiến để vượt thắng thành kiến chống nghịch lại người ngoại – không phải là người Do Thái – họ cũng trở nên Cơ-Đốc-Nhân nữa. Sứ Đồ Phao-lô bày tỏ cho các tín hữu Hội Thánh Ê-phê-sô biết Chúa Jesus là Hoàng Tử Hoà Bình (Ê-sai 9:6) và là chìa khoá của sự hiệp nhất trong nhà thờ. Duy chỉ Chúa Jesus mới có thể đem chúng ta vào mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Duy chỉ Chúa Jesus mới có thể đập vỡ những bức tường ngăn cách thành kiến tổn hại và hiểm độc phân rẽ con người với nhau.
2. Bài Học Kinh Thánh. 2.1. Sứ Đồ Phao-lô đã miêu tả cảnh ngộ thuộc linh của người ngoại tại Hội Thánh Ê-phê-sô như thể nào? Những tín hữu Do Thái có sự thuận lợi trong những phương diện nào? Xin đọc thêm Rô-ma 3:1-2; 9:4.
2.2. Xin đọc Ê-phê-sô 2:11-12 nhiều lần. Người ngoại tin Chúa bị “nhận định” như thể nào trong Hội Thánh đầu tiên tại Ê-phê-sô? Có những nhận định tương tự hoặc khác biệt nào trong Hội Thánh Chúa ngày nay?
2.3. Ê-phê-sô 3:6-9 bày tỏ sứ mệnh và sự kêu gọi của Sứ Đồ Phao-lô như thể nào?
3. Kết Luận.
Truyền Đạo 4:9 bày tỏ: “Hai người hơn một, vì họ sẽ được công giá tốt về công việc mình.” Tuy nhiên, thật sự “hai người hơn một” khi hai người hiệp một với nhau! Khi có sự hiệp một với nhau, Truyền Đạo tiếp tục mặc khải lợi ích như sau: “Nếu người này sa ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên.” (4:10a) Khi không có sự hiệp một, thì “khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa ngã, không có ai đỡ mình lên!” (4:10b) Sự nối kết của chúng ta với Đấng Christ là căn bản cho sự hiệp một giữa những người tin Chúa với nhau.
Bài Học Kinh Thánh # 9 SỐNG TRONG ƠN LẠ LÙNG
(Ê-phê-sô 2:1-10)
1. Giới Thiệu.
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự cứu rỗi. Một quan điểm phổ thông cho rằng cá nhân chịu trách nhiệm cho số phận đời đời của mình và cách sống tốt của mỗi người người sẽ định đoạt nơi ở đời đời của họ. Nói cách khác, sự cứu rỗi phần lớn – nếu không phải hoàn toàn – tuỳ thuộc nỗ lực của con người. Quan điểm nầy được nhiều người chấp nhận bởi vì nó quyến rũ sự kiêu hãnh và ngạo mạn của con người. Quan điểm nầy khiến con người tưởng tượng họ có quyền định đoạt số phận đời đời của họ và cho họ có cảm giác kiểm soát công đức riêng của họ. Hơn nữa, ý niệm nhờ người khác giúp đỡ – hoặc một ngoại lực – là điều khó chấp nhận cho những người thành công, tự lập, và tự cho rằng họ là những người tề chỉnh, đạo đức, và tốt. Một quan điểm khác nhận thức sự cứu rỗi là món quà tặng của Đức Chúa Trời. Con người không thể làm điều gì để giành được sự cứu rỗi – bởi vì con người bản chất vốn là tội lỗi. Con người – vì hậu quả của tội lỗi là những người chết thuộc linh. Chỉ khi nào con người đáp ứng với ân điển của Đức Chúa Trời bằng cách công nhận tội lỗi và tuyệt vọng của mình; và khiêm cung tiếp nhận sự tha thứ và sự sống đời đời của Đấng Christ để có sự sống. Dĩ nhiên, quan điểm nầy không được nhiều người ưa thích hoặc chấp nhận. Quan điểm nầy là sự lăng mạ sỉ nhục cho người tự tin tự lập muốn sống không cần nhận thức hoặc trông cậy nơi Đấng Tạo Hoá. Tuy nhiên, sự cứu rỗi đến từ Đức Chúa Trời là mạc khải của Kinh Thánh.
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Sứ Đồ Phao-lô miêu tả sinh động những người chết trong tội lỗi như thể nào? Những điều nầy so sánh như thể nào với kinh nghiệm trước khi Quý vị trở nên một người tin Chúa? Xin đọc Ê-phê-sô 2:1-3; 4:17-19; và Rô-ma 8:10.
2.2. Gạch dưới những chữ “ân điển” trong phân đoạn Kinh Thánh nầy. Những chữ nào khác Sứ Đồ Phao-lô dùng miêu tả hành động của Đức Chúa Trời đối với những người tội lỗi hư mất?
2.3. Xin đọc Ê-phê-sô 2:8-9. Đây là 2 câu Kinh Thánh bày tỏ bản chất sự cứu rỗi “nhờ ân điển, bởi đức tin” của Tin Lành Đức Chúa Jesus Christ. Hai chữ “điều đó” ám chỉ điều gì?
2.4. ÂN ĐIỂN và ĐỨC TIN liên hệ như thể nào trong sự cứu rỗi của người tin Chúa?
3. Kết Luận.
Khi tiếp nhận việc làm trọn vẹn của Đấng Christ thế cho chúng ta trên thập giá, chúng ta tiếp nhận bằng niềm tin cung cấp bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Điều nầy có nghĩa gì? Khi một người bị nghẹt thở hoặc chết đuối và ngưng thở, thì người đó không thể tự làm điều gì khác được nữa. Nếu người có thể thở trở lại, thì người thở lại được bởi vì có một người khác giúp người bắt đầu thở trở lại. Một người chết thuộc linh không thể có “quyết định” niềm tin trừ phi Đức Chúa Trời trước hết hà hơi thở sự sống thuộc linh vào người. Niềm tin đơn giản là thở hơi thở ân điển của Đức Chúa Trời cung cấp. Tuy nhiên, sự mâu thuẩn đó là chúng ta phải sử dụng niềm tin và chịu trách nhiệm nếu chúng ta từ chối.
Bài Học Kinh Thánh # 8 SỐNG LÀM VUI LÒNG CHÚA
Ê-phê-sô 1:15-23
1. Giới Thiệu. Đối với Cơ-Đốc-Nhân, cầu nguyện giống như hít thở. Điều nầy có nghĩa gì? Quý vị không phải suy nghĩ hoặc phải ý thức để hít thở bởi vì không khí đặt để một áp suất trên phổi và buộc Quý vị phải hít thở. Thật khó khăn để giữ không khí trong phổi và ngưng hít thở hơn là hít thở cách đều hoà bình thường. Tương tự, một khi Quý vị sinh vào gia đình của Đức Chúa Trời, Quý vị bước vào một bầu khí quyển thuộc linh nơi sự hiện diện của Đức Chúa Trời và ân điển Đức Chúa Trời đặt để một sức ép, hoặc một ảnh hưởng trên cuộc sống của Quý vị. Do đó, cầu nguyện là một đáp ứng thuộc linh tự nhiên với áp suất thuộc linh đó. Là người tin Chúa Jesus tất cả chúng ta bước vào bầu khí quyển thiêng liêng để thở không khí cầu nguyện. Cho đến hít thở thuộc linh, thì chúng ta mới có thể tồn tại trong sự tốt tăm của thế gian.
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. [Những] phẩm tính nào của tín hữu Hội Thánh Ê-phê-sô khiến cho Sứ Đồ Phao-lô tạ ơn Chúa? Tại sao?
2.2. Tại sao, “con mắt của lòng anh em” là điều trước nhất – giữa những quan tâm quan trọng khác của Sứ Đồ Phao-lô cho bầy chiên của Chúa?
2.3. Sứ Đồ Phao-lô miêu tả quyền vô hạn của Đức Chúa Trời như thể nào? Tại sao điều quan trọng đó là Sứ Đồ Phao-lô cầu nguyện cho các tín hữu Hội Thánh Ê-phê-sô được “biết” quyền vô hạn nầy của Đức Chúa Trời thay vì chỉ “tiếp nhận” năng quyền nầy?
2.4. So sánh với Cô-lô-se 1:9-12, phân đoạn Ê-phê-sô 1:15-23 có những điểm tương đồng hoặc dị biệt nào bày tỏ quan điểm suy nghĩ đúng dẫn đến nếp sống đúng?
2.5. Quý vị lượng giá nếp sống cầu nguyện hiện tại của mình như thể nào? Nếp sống cầu nguyện của Quý vị làm vinh hiển – hoặc không làm vinh hiển – Danh Chúa trong lãnh vực nào?
3. Kết Luận.
Tiếc thay, nhiều Cơ-Đốc-Nhân giữ hơi thở thuộc linh của họ quá lâu, những tưởng rằng những giây phút ngắn ngũi với Đức Chúa Trời đầy đủ cho phép họ được sống động và tồn tại. Tuy nhiên giới hạn sự tiếp nhận thuộc linh xảy ra bởi vì những khát vọng tội lỗi. Một cách chắc chắn, mỗi Cơ-ĐốcNhân phải hằng luôn ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, thường xuyên hít thở Lẽ Thật của Đức Chúa Trời – là lời Kinh Thánh – để quyền năng Lời Kinh Thánh được bày tỏ. Những lẽ thật sâu nhiệm hơn của Đức Chúa Trời không thể nhìn thấy bằng cặp mắt trần gian, nghe được vì lỗ tai, hoặc hiểu được bởi sự lý luận riêng của giáo dục, hoặc hiểu bằng lý luận hoặc bằng trực giác. Những lẽ thật của Đức Chúa Trời chỉ được bày tỏ cho những kẻ yêu mến Ngài mà thôi.
Bài Học Kinh Thánh # 7 SỐNG TRONG ÂN ĐIỂN
Ê-phê-sô 1:1-14
1. Giới Thiệu.
Là một Cơ-Đốc-Nhân chúng ta ở trong Đấng Christ; và “ở trong Đấng Christ” chúng ta có tất cả. Cụ thể, Cơ-Đốc-Nhân là các thánh đồ “ở trong Đấng Christ,” (c. 1) có đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời “ở trong Đấng Christ,” (c. 3) được chọn “ở trong Đấng Christ,” (c. 4) trở nên con nuôi “ở trong Đấng Christ,” (c. 5) Ngài ban cho tình yêu cách nhưng không “ở trong Đấng Christ,” (c. 6) được cứu và được tha tội “ở trong Đấng Christ,” (c. 7) được dự phần kế nghiệp “ở trong Đấng Christ,” (c. 11) được vinh hiển “ở trong Đấng Christ,” và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh “ở trong Đấng Christ.” (c. 12-13) “Ở trong Đấng Christ” đơn giản có nghĩa chúng ta ở trong gia đình Đức Chúa Trời – được trở nên con nuôi và dự phần thừa kế tất cả ân điển của Ba Ngôi Đức Chúa Trời! Chúng ta có mối liên hệ với Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Chúng ta có mối liên hệ với tất cả anh chị em khác trong Chúa. Chúng ta – cùng với Chúa Jesus – kế thừa tất cả tài sản của Đức Chúa Trời. Chúng ta có vị trí và đặc quyền – trong thế gian và cõi đời đời – thừa hưởng mọi sự. Tóm lại, Cơ-Đốc-Nhân là người rất giàu có!
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Suy gẫm những khía cạnh việc làm của Đức Chúa Trời: (1) quá khứ, (2) hiện tại, và (3) tương lai trong nếp sống của Cơ-Đốc-Nhân – câu 3-6; câu 6-11; câu 12-14. Tại sao Sứ Đồ Phao-lô bày tỏ một quan điểm rộng rãi như trên?
2.2. Đọc Ê-phê-sô 1:1-14 và gạch dưới những chữ có liên quan khác nhau của Ba Ngôi Đức Chúa Trời – Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh. Vai trò đặc biệt của Ba Ngôi Đức Chúa Trời có vị trí như thể nào trong tiến trình cứu rỗi nhân loại?
2.3. Nhiều lần qua Ê-phê-sô 1:1-14 chúng ta nhìn thấu được [những] mục đích của Đức Chúa Trời cho sự cứu rỗi. Tại sao Đức Chúa Trời “đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài?” (c. 5)
2.4. Theo Quý vị, “để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài,” có nghĩa gì? (c. 6) Ý tưởng nầy cũng được phản ánh như thế nào trong hai diễn đạt của câu 12 và câu 14?
2.5. Ê-phê-sô 1:1-14 rõ ràng bày tỏ Đức Chúa Trời tiếp nhận vinh hiển, vui thích, và ca ngợi từ sự cứu rỗi của chúng ta. Sứ Đồ Phao-lô bày tỏ Cơ-Đốc-Nhân chúng ta nhận được [những] điều gì từ bàn tay ân điển của Đức Chúa Trời?
3. Kết Luận.
Sống trong ân điển của Đức Chúa Trời không có những giới hạn hoặc hạn chế tương tự như sống trong sự giàu có của loài người. Do đó, Cơ-Đốc-Nhân không có một lý do nào để thiếu thốn tâm linh, thiếu ăn tâm linh, hoặc nghèo khổ tâm linh. Cơ-Đốc-Nhân không có một lý do nào để không mạnh khoẻ hoàn toàn, giàu có vô hạn trong những ơn phước của Đức Chúa Trời. Sự giàu có thiên thượng vô cùng của Đức Chúa Trời dư dật mọi bề để trả hết tất cả nợ nần quá khứ, tất cả nợ nần hiện tại, và tất cả những nhu cầu tương lai của chúng ta! Đó là sự mầu nhiệm của ân điển Đức Chúa Trời cung cấp cho Con Dân Ngài! Amen!
Bài Học Kinh Thánh # 6 SỐNG LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
(Giô-suê 1:1-9)
1. Giới Thiệu.
Trong thời đại chúng ta, có nhiều hiểu lầm vây quanh nếp sống Cơ-Đốc-Nhân. Rất nhiều sách báo tuyên bố có thể dạy cách khiến cho nếp sống Cơ-Đốc-Nhân được dễ dàng hơn và giúp cho Hội Thánh được thừa nhận cách dễ dàng hơn trong thế gian. Tuy nhiên vấn đề thật đó là không có gì dễ dàng hoặc có thể làm nếp sống Cơ-Đốc-Nhân dễ dàng được hoan nghênh. Không dễ dàng để sống cho Chúa Jesus. Tin Lành của Chúa Jesus Christ sẽ không bao giờ được chấp nhận trong thế gian. Cơ-ĐốcNhân chúng ta không sống trong công viên thành phố, hoặc sân chơi của trường học; nhưng Cơ-ĐốcNhân chúng ta đang sống ở chiến trường. Chúng ta đang tham dự chiến trận với một kẻ thù tâm linh có năng quyền hơn chúng ta bội phần. (Ê-phêsô 6:12) Bởi sức riêng, chúng ta không thể đánh bại kẻ thù mình! Tuy nhiên, kẻ thù của chúng ta không có năng quyền sánh được với Đức Chúa Trời của chúng ta. (1 Giăng 4:4b) Kinh Thánh mạc khải cho biết Cơ-Đốc-Nhân là người chiến thắng qua Đức Chúa Jesus Christ. (1 Cô-rinh-tô 15:57) Mở đầu sách Giô-suê, Môi-se, lãnh đạo tài ba của Y-sơ-ra-ên đã qua đời, và vị lãnh đạo mới tên Giô-suê được dấy lên để lãnh đạo dân sự Đức Chúa Trời vào xứ Ca-na-an. Sau 40 năm trong đồng vắng, Y-sơ-raên chuẩn bị tiến vào chiếm lấy xứ Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ra-ham nhiều thế kỷ trước đó. (Sáng Thế Ký 12:7)
2. Bài Học Kinh Thánh 2.1. Ích lợi của Lời Đức Chúa Trời bày tỏ như thể nào từ câu 1-4?
2.2. Ích lợi của Lời Đức Chúa Trời bày tỏ như thể nào từ câu 5-6 và câu 9?
2.3. Ích lợi của Lời Đức Chúa Trời bày tỏ như thể nào từ câu 7-8?
2.4. Ích lợi của Lời Đức Chúa Trời bày tỏ như thể nào qua các câu: 6a, 7a, 9a?
3. Kết Luận.
Sách Giô-suê ký thuật những chiến trận Y-sơ-ra-ên đối diện để nhận lời hứa từ Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Giô-suê là sách về chiến trận, những thất bại đau đớn, và những chiến thắng vinh quang. Giô-suê dạy Cơ-Đốc-Nhân ngày nay cách để đạt chiến thắng thuộc linh trong nếp sống Cơ-Đốc-Nhân. Ca-na-an không phải là thiên đàng, bởi vì trong thiên đàng không còn chiến tranh, không còn kẻ thù, không còn đau đớn, hoặc chết chóc; và chắc chắn sẽ không còn tội lỗi. Giô-suê giúp Cơ-Đốc-Nhân ngày nay ra khỏi đồng vắng để bước vào xứ Ca-na-an chiến thắng thuộc linh của chúng ta.
Bài Học Kinh Thánh # 5 SỐNG CẦU NGUYỆN
(Ma-thi-ơ 6:9-13)
1. Giới Thiệu.
Chúa Jesus dạy Môn Đồ cầu nguyện – Ma-thi-ơ 6:9-13 – là một phần trong Bài Giảng Trên Núi của Chúa Jesus. Đây là mô thức và kiểu mẫu cho Con Dân Chúa trải qua mọi thời đại cầu nguyện. Hãy tưởng tượng phản ứng của chúng ta thể nào khi đứng trước Vua của muôn vua Chúa của muôn chúa để trình bày duyên cớ của mình? Chúng ta có biết điều mình sẽ thưa với Ngài không? Chúng ta có thái độ và cử chỉ như thể nào cho xứng hiệp? Điều gì xảy ra khi chúng ta xin Ngài điều sai quấy? Có lẽ chúng ta không tự tin nói điều gì hoặc làm điều gì. Chúng ta sẽ vui mừng nếu có một Đấng – Ngài biết Đấng Toàn Quyền, Toàn Năng, Toàn Tri rõ ràng – đến bên cạnh chúng ta hướng dẫn điều chúng ta nói và cách chúng ta ứng xử phải không? Cứu Chúa yêu dấu của chúng ta – Con Đức Chúa Trời – mời chúng ta làm điều cao trọng nhất – thưa chuyện với Cha Ngài trên thiên đàng – là Đấng Tạo Hoá và Đấng Duy Trì Sự Sống, “Đấng Chủ tể hạnh phước và có một đến kỳ sẽ tỏ ra, là Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa, một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng không thể đến gần được, chẳng người nào từng thấy Ngài và cũng không thấy được, danh vọng, quyền năng thuộc về Ngài đời đời!” (1 Ti-mô-thê 6:15-16) Chúa Jesus đã đến giúp chúng ta – dạy chúng ta cách để thưa chuyện với Đức Chúa Cha và cách ứng xử của chúng ta khi đến gần Ngài.
2. Bài Học Kinh Thánh
2.1. Ma-thi-ơ 6:1-6, Chúa Jesus cảnh cáo những thái độ nguy hiểm nào khi chúng ta đến thưa chuyện cùng với Đức Chúa Cha?
2.2. Ma-thi-ơ 6:7-8 bày tỏ điều kiện ắt có và đủ khi Cơ-Đốc-Nhân đến thưa chuyện cùng Đức Chúa Cha như thể nào?
2.3. Ma-thi-ơ 6:9-13 bày tỏ 6 điểm nội dung chúng ta sẽ thưa trình với Đức Chúa Cha như thể nào? Chúng ta có những bài học thuộc linh nào trong sự dạy dỗ nầy?
2.4. Cuối cùng, Ma-thi-ơ 6:14-15 đòi hỏi tấm lòng của chúng ta như thể nào khi đến thưa chuyện với Đức Chúa Cha trên thiên đàng?
3. Kết Luận.
Đây là mô thức hướng dẫn cách chúng ta thưa chuyện cùng Đức Chúa Cha – do Đức Chúa Jesus Christ – là Đấng có thẩm quyền cao nhất dạy dỗ chúng ta cầu nguyện! Thật một ân sủng mầu nhiệm Chúa ban cho để chúng ta có thể thưa chuyện như những con yêu dấu với Đức Chúa Cha!
Bài Học Kinh Thánh # 4 SỐNG VÂNG LỜI CHÂN THẬT
(Công Vụ 4:32-5:11)
1. Giới Thiệu.
Khi một người đến với Đấng Christ để tiếp nhận sự cứu rỗi, đó là một sự kêu gọi để vâng lời. Sứ Đồ Phao-lô gọi sự cứu rỗi là sự vâng lời của đức tin, (Rô-ma 16:26) một niềm tin vâng phục, một niềm tin đầu phục, một niềm tin đi theo, một niềm tin tự nó tán thành tất cả những mệnh lệnh Đức Chúa Trời ban. Vâng lời là yếu tố cần thiết trong nếp sống Cơ Đốc. Vâng lời là căn bản cho: năng quyền, vui mừng, sự hữu dụng, và phước hạnh của một Môn Đồ Chúa Jesus Christ. 1 Phi-e-rơ 1:2, “theo sự biết trước của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha, và được nên thánh bởi Đức Thánh Linh, đặng vâng phục Đức Chúa Jesus Christ và có phần trong sự rải huyết Ngài.” Cơ-Đốc-Nhân được biệt riêng khỏi tội lỗi để chúng ta có thể vâng lời Chúa Jesus Christ. Nghĩa là một sự vâng lời chân thật – chứ không phải vâng lời giả dối!
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Vâng lời liên hệ thái độ, chứ không phải hoàn toàn chỉ là một hành động bề ngoài. Điều gì thúc đẩy chúng ta vâng lời Đấng Christ?
2.2. Điều gì thúc đẩy A-na-nia và Sa-phi-ra bán gia sản họ và dâng tiền cho Hội Thánh? Động cơ thúc đẩy họ lạc hiến khác với động cơ thúc đẩy Ba-na-ba lạc hiến như thể nào? Xin đọc thêm 2 Sử Ký 25:2.
2.3. Trong Hội Thánh đầu tiên, mỗi Cơ-Đốc-Nhân lạc hiến vào một kho chung, để Hội Thánh có thể giúp đỡ những nhu cầu trong cộng đồng niềm tin. Điều gì khiến họ sẵn sàng lạc hiến tài sản cá nhân cho Hội Thánh lúc ban đầu? Xin xem câu 32.
2.4. Làm thể nào một người có thể học Kinh Thánh, làm chứng Chúa cho người khác, tham gia các sinh hoạt của Hội Thánh, v.v. – nhưng cũng phạm tội khi họ nghĩ họ đang làm vui lòng Đức Chúa Trời? Xin đọc 1 Sa-mu-ên 15:22.
3. Kết Luận.
Chìa khoá của sự vâng lời là tình yêu. Không phải là tình “ráng” yêu của loài người – nhưng là tình yêu của Đấng Christ, (2 Cô-rinh-tô 5:14-15) và trái của Đức Thánh Linh – tức là sự hiện diện của Đức Thánh Linh – trong đời sống của người tin Chúa. Dù lạc hiến, hoặc cầu nguyện, hoặc vâng lời, v.v., điều quan trọng là sự thánh khiết của Ba Ngôi Đức Chúa Trời khiến cho sự sống của người tin Chúa làm vinh hiển Danh Ba Ngôi Đức Chúa Trời! Amen!