BÀI HỌC KINH THÁNH BÀI GIẢNG TRÊN NÚI
1. Ma-thi-ơ 5:1-12 Chân Dung Môn Đồ Của Chúa Jesus
2. Ma-thi-ơ 5:13-16 Sống Ảnh Hưởng
3. Ma-thi-ơ 5:17-20 Sống Vâng Lời
4. Ma-thi-ơ 5:21-30 Sống Giữ Mình Khỏi Phạm Tội
5. Ma-thi-ơ 5:31-37 Sống Thuỷ Chung
6. Ma-thi-ơ 5:38-48 Sống Yêu Thương
7. Ma-thi-ơ 6:1-6; 16-18 Sống Chân Thật
8. Ma-thi-ơ 6:7-15 Sống Cầu Nguyện
9. Ma-thi-ơ 6:19-34 Sống Đầu Phục
10. Ma-thi-ơ 7:1-12 Sống Mối Quan Hệ Đúng Đắn
11. Ma-thi-ơ 7:13-20 Sống Phân Biện
12. Ma-thi-ơ 7:21-29 Sống Ký Thác
Bài Học Kinh Thánh # 1
CHÂN DUNG MÔN ĐỒ CỦA CHÚA JESUS Ma-thi-ơ 5:1-12
1. Giới Thiệu. Ai là môn đồ của Chúa Jesus? Làm thể nào để trở nên một Môn Đồ của Chúa Jesus? Chúa Jesus giảng Sứ Điệp Trên Núi cho một nhóm người ký thác đi theo Ngài. Bài Giảng Trên Núi (Mathi-ơ 5-7) dành cho những cá nhân – chứ không phải cho đoàn dân đông – muốn đi theo Chúa, muốn nghe Chúa, và muốn học từ Chúa để trở nên Môn Đồ của Ngài. (Ma-thi-ơ 5:1) Mở đầu Bài Giảng Trên Núi Chúa Jesus bày tỏ Tám Phước Lành đòi hỏi cần phải có để trở nên một Môn Đồ.
2. Bài Học Kinh Thánh. “Lòng khó khăn,” hoặc “than khóc,” hoặc “đói khát,” hoặc “chịu bách hại” là phước lành chăng? Rõ ràng Tám Phước Lành của Chúa Jesus không dành cho người thế gian hoặc người có tấm lòng thuộc về thế gian.
2.1. Tại sao điều đầu tiên và trước hết một Môn Đồ của Chúa Jesus phải nhìn nhận tình trạng khánh tận thuộc linh của mình? (c. 3) [Xin dùng bản Kinh Thánh NKJV để đối chiếu]
2.2. Tại sao bằng chứng của sự nhìn nhận tình trạng khánh tận thuộc linh chân thật chắc chắn sẽ dẫn đến sự “than khóc” như điều Chúa bày tỏ trong câu 4? Sự than khóc nầy khác với sự than khóc của: tang chế, thiệt hại, bệnh tật, không may mắn, v.v., như thể nào? Tại sao Chúa Jesus đòi hỏi sự than khóc nầy?
2.3. Tại sao Chúa Jesus bày tỏ Môn Đồ Chúa Jesus phải có lòng “nhu mì” (c. 5)? Sự “nhu mì” nầy đến từ kết quả đánh giá tình trạng khánh tận thuộc linh và con người thật dựa trên bày tỏ của câu 3 và 4 như thế nào?
2.4. Tại sao 3 phước hạnh tuần tự trước đây dẫn đến phước hạnh thứ tư nầy? (c. 6) Tại sao Môn Đồ của Chúa Jesus phải được sự đổ đầy “sự công bình” của Ngài? Xin xem thêm sự đổ đầy chính sự sống của Đấng Christ trong Rô-ma 1:11, Ê-phê-sô 4:29, và 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8 – impart. Tại sao một người nếu không được Chúa Jesus đổ đầy sự sống của chính Ngài, thì không thể nào là một Môn Đồ của Chúa được?
2.5. Chúng ta có thể nói nôm na 4 phước lành đầu tiên là “sự xưng công bình” của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jesus Christ để Môn Đồ Chúa nhận được sự sống của chính Ngài. 4 phước lành cuối có thể nói là tiến trình của “sự thánh hoá” trong đời sống một Môn Đồ của Chúa Jesus. Tại sao Môn Đồ chân thật của Chúa Jesus phải là người “hay thương xót?” Họ thương xót ai? Và thương xót điều gì? (c. 7)
2.6. Làm thể nào để có “lòng trong sạch?” (c. 8) Xin giải thích Chúa Jesus đổ đầy sự sống của Ngài trong đời sống của một Môn Đồ Chúa Jesus phải là động cơ thúc đẩy Môn Đồ ký thác và cậy ơn Chúa để sống một nếp sống càng ngày càng thánh khiết hơn? (5:20)
2.7. Đây là phước lành bị hiểu lầm nhiều nhất trong Tám Phước Lành. Như thể nào là người “làm cho người hoà thuận?” (c. 9) Làm hoà thuận giữa con người với ai? Liên hệ giữa phước lành thứ năm và phước lành nầy như thể nào? Xin đọc thêm 2 Cô-rinh-tô 5:16-21. Tại sao Tôi Con Chúa ngày nay lầm tưởng “chức vụ giảng hoà” chỉ dành cho Mục Sư, Truyền Đạo, hoặc những người có “chức vụ” trong giáo hội?
2.8. Tại sao một Môn Đồ đi theo Chúa Jesus sẽ bị bách hại? (c. 10) Xin đọc 2 Ti-mô-thê 3:12 và 13; 1 Phi-e-rơ 4:12-14; và 16-19. Amen!
3. Kết Luận. Môn Đồ của Chúa Jesus là người: (1) nhìn nhận tội lỗi mình, (2) ăn năn tội và tan vỡ, (3) khiêm cung hạ mình trước Chúa, (4) bởi đức tin tiếp nhận sự sống của Chúa Jesus, (5) thương xót người lạc mất ở chung quanh, (6) đắc thắng tội lỗi, (7) đem người chưa biết Chúa hoà thuận lại với Đức Chúa Trời, và (8) sống kết quả trong mọi hoàn cảnh – vững tin nơi Lời Chúa hứa trong Tám Phước Lành!
Bài Học Kinh Thánh # 2
SỐNG ẢNH HƯỞNG Ma-thi-ơ 5:13-16
1. Giới Thiệu. Chúa Jesus đã phác hoạ chân dung một Môn Đồ của Ngài. Chúa Jesus mạc khải một Môn Đồ chân thật là người sống theo khuôn mẫu được miêu tả qua Tám Phước Lành – ở trong mối quan hệ với Chúa Jesus. Những người có nếp sống theo mẫu mực của Chúa chắc chắn sẽ được phước! Bây giờ, Ma-thi-ơ 5:13-16, Chúa Jesus miêu tả người sống theo tiêu chuẩn Tám Phước Lành – sẽ có ảnh hưởng thuộc linh qua mối quan hệ của họ với thế gian nầy. Chúa cứu chúng ta bởi đức tin – nhưng Ngài không bỏ lờ thế gian – và Chúa cứu chúng ta khiến chúng ta trở nên tác nhân thiêng liêng là điều thế gian rất cần. Và khi Chúa Jesus về trời – Ngài để Môn Đồ ở lại trong thế gian để họ là những tác nhân thiêng liêng được đổ đầy sự sống của Ngài – khiến Môn Đồ là “muối” trong thế gian băng hoại; và là “ánh sáng” trong thế giới tội lỗi tối tăm. Sự hiện hữu của Hội Thánh trong thế gian là món quà ân sủng thương xót của Đức Chúa Trời cho thế gian; bởi vì Hội Thánh là “muối” duy nhất Chúa Jesus cung cấp cho sự băng hoại đạo đức; và là “ánh sáng” duy nhất cho sự tối tăm thuộc linh của thế gian. Thật là một đặc ân lớn! Thật là trách nhiệm lớn!
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Khi Chúa Jesus phán với các Môn Đồ: “các ngươi là muối của đất,” (c. 13) điều nầy bày tỏ điều gì về: (a) hiện trạng của thế gian và (b) phẩm tính của Môn Đồ Chúa Jesus? Tại sao 2 bản chất nầy không thể “thông đồng” được?
2.2. Xin liệt kê những giá trị vật lý của muối bày tỏ qua những câu Kinh Thánh sau đây: Gióp 6:6; Lê-viký 2:13; Ê-xê-chiên 43:24; Dân Số Ký 18:19; 2 Sử Ký 13:5; Ê-xê-chiên 16:4.
2.3. Có thể nào muối bị mất “vị mặn” của muối ư? Xin suy nghĩ và thảo luận 2 trường hợp khiến muối bị “mất mặn đi.” (a) khi Môn Đồ không còn đói khát sự đầy dẫy của Chúa Jesus trong đời sống, [phước lành thứ tư] và (b) khi Môn Đồ – là muối – không xát, không rưới, không áp dụng, không quan hệ, không tiếp xúc, v.v.. Nói tóm lại, khi một Môn Đồ lãnh đạm, thờ ơ, bàng quang, vị mặn của muối vô dụng!
2.4. Dựa trên tính chất vật lý “muối” khác với “sự sáng” như thể nào?
2.5. Khi Chúa Jesus thi hành chức vụ, Ngài là sự sáng của thế gian. Bây giờ, làm thể nào một Môn Đồ và Hội Thánh Ngài trở nên sự sáng của thế gian? Xin đọc Giăng 8:12; 9:5; 12:35-36. 2.6. Làm thể nào để một Môn Đồ hoặc một Hội Thánh bày tỏ sự sáng của Chúa Jesus trong thế gian nầy? Xin đọc 2 Cô-rinh-tô 4:6; Giăng 1:4-5; Mác 7:24; Giăng 12:32; 1 Cô-rinh-tô 4:9.
3. Kết Luận. Tạ ơn Chúa, chúng ta không phải – và cũng không thể – tự tạo cho chính chúng ta trở nên “muối,” hoặc “ánh sáng” của thế gian. Một khi chúng ta ở trong Đấng Christ, sự sống của Chúa Jesus đổ đầy vào cuộc sống của Môn Đồ Chúa, thì Môn Đồ Chúa Jesus là “muối” và “ánh sáng” của thế gian. Môn Đồ Chúa Jesus giữ “mùi thơm” và tính hiệu quả của muối trong thế gian nầy khi làm theo dạy dỗ của Chúa trong 4 phước lạnh đầu tiên. Môn Đồ sẽ là muối! Là ánh sáng Môn Đồ chiếu sáng và phản ánh sự thánh khiết của Chúa Jesus để mọi người thấy việc lành của Chúa qua Môn Đồ Chúa và ngợi khen Đức Chúa Trời. Điều nầy có nghĩa Môn Đồ thực hiện 4 phước lành cuối cùng. Hễ có sự phân hoá đạo đức và sự tối tăm thuộc linh trong thế gian, thì “muối” và “ánh sáng” sẽ cần. Và Đức Chúa Jesus Christ đã cung cấp chúng ta là “muối” và “ánh sáng” thời điểm hiện tại. Xin ở cùng và thương xót chúng ta!
Bài Học Kinh Thánh # 3
SỐNG VÂNG LỜI CHÚA Ma-thi-ơ 5:17-20
1. Giới Thiệu.
Chúa Jesus đến thế gian không phải để “phá” hoặc “triệt tiêu,” hoặc “huỷ bỏ” Luật Pháp của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Cựu Ước. Chúa Jesus không đến thể gian để bắt đầu một sự kiện mới căn bản. Nhưng Chúa Jesus tuyên bố: “Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn.” (5:17) Sự khẳng định nầy chỉ có Đức Chúa Trời trong thân xác loài người mới có thể tuyên bố – và thật sự giữ được trọn vẹn! Chúng ta đang sống trong một thời đại Luật Pháp của Đức Chúa Trời không được yêu thích hoặc tôn trọng. Và cũng có nhiều người ngày nay tuyên bố niềm tin trong Chúa Jesus Christ, nhưng cũng tin Luật Pháp Đức Chúa Trời là điều phải được để qua một bên. Có phải luật pháp không còn hiệu lực cho người tin Chúa đứng trước Đức Chúa Trời trên căn bản của ân sủng qua Chúa Jesus Christ không? Có phải Chúa Jesus đến để ban tự do cho Môn Đồ Chúa khỏi bất cứ những bổn phận với Luật Pháp Đức Chúa Trời?
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Lời Chúa so sánh điều gì về tính vĩnh cữu của Kinh Thánh với trời và đất? Giô-suê 21:45, 23:14; Lu-ca 16:17, 21:33. Có thể nào một Môn Đồ chân thật của Chúa Jesus có một quan điểm thấp hơn về thẩm quyền kỳ diệu của Kinh Thánh hơn Chúa Jesus có không? (c. 17, 18)
2.2. Chính Chúa Jesus xác nhận thẩm quyền vĩnh viễn của Lời Đức Chúa Trời. (c. 17) Và sau đó, Chúa Jesus chỉnh sửa suy nghĩ sai trật của những người tưởng rằng Chúa đến để phá bỏ luật pháp. (c. 21) Điều nầy có hàm ý gì về quan điểm của Chúa Jesus đối với Lời Kinh Thánh?
2.3. Chúa Jesus vâng lời và làm trọn luật pháp khi Chúa tiếp nhận Thánh Lễ Báp Têm. (3:15) Và nếu Môn Đồ của Chúa có ý định giải cứu Ngài khỏi những người phản bội trong vườn Ghết-sê-ma-nê, chắc chắn Chúa Jesus sẽ không đồng ý. (Ma-thi-ơ 26:54) Tại sao? Xin đọc Giăng 5:39, 46; Luke 24:25-27, 44.
2.4. Chúa Jesus bày tỏ điều gì từ câu 19-20 mối quan hệ của Môn Đồ Ngài với Luật Pháp của Đức Chúa Trời? Có điều gì khác biệt giữa sự vâng lời của các thầy thông giáo, thầy tế lễ, và người Pha-ra-si với sự vâng lời của một Môn Đồ của Chúa Jesus? Xin đọc Ma-thi-ơ 6:1-8, 16-18.
2.5. Tại sao sự vâng lời của Môn Đồ đòi hỏi từ tấm lòng chứ không phải chỉ hình thức tôn giáo? Xin đọc Ma-thi-ơ 5:21-42; Ma-thi-ơ 22:37-39; Rô-ma 13:8; và Ê-xê-chiên 36:25-27.
3. Kết Luận. Chúa Jesus đã làm trọn luật pháp cách hoàn toàn. Ngài làm trọn bằng cách vâng lời luật pháp. Chúa Jesus làm trọn luật pháp bằng cách hoàn thành điều Kinh Thánh hứa. Và Chúa sẽ chứng kiến trời đất sẽ qua đi, nhưng luật pháp Đức Chúa Trời còn tồn tại vĩnh viễn. Một trong những phẩm tính của một Môn Đồ Chúa Jesus đó là họ có một tấm lòng được biến đổi cho luật pháp của Đức Chúa Trời. Họ yêu luật pháp của Đức Chúa Trời cũng giống như Đấng Cứu Rỗi của họ yêu mến luật pháp Đức Chúa Trời; và tìm cách tôn trọng luật pháp như Chúa Jesus tôn trọng luật pháp. Môn Đồ của Chúa Jesus được ban cho sức bởi Đấng Christ ở trong lòng giữ luật pháp từ tấm lòng. Luật thánh khiết của Đức Chúa Trời chúng ta sống động đời đời. Điều nầy đưa chúng ta trở lại với Tám Phước Lành! “Phước cho những kẻ đói khát sự công bình, vì sẽ được no đủ!”
Bài Học Kinh Thánh # 4
SỐNG GIỮ MÌNH KHỎI PHẠM TỘI Ma-thi-ơ 5:21-30
1. Giới Thiệu.
Chúa Jesus dạy cho những người là Môn Đồ Ngài, đối với luật pháp, sự công bình của họ phải “trổi hơn” sự công bình của các thầy thông giáo và người Pha-ra-si. (5:20) Các Môn Đồ có lẽ nghĩ rằng không ai có thể giữ luật pháp hơn các thầy tế lễ và người Pha-ra-si! Tuy nhiên điều nầy họ đã hiểu lầm ý nghĩa làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Các thầy thông giáo và người Pha-ra-si đã làm hạ giảm sự vâng lời luật pháp Đức Chúa Trời trở thành một vấn đề hời hợt, nông cạn chỉ là sự làm theo “chữ” bên ngoài của luật pháp. Ma-thi-ơ 5:21-30 Chúa Jesus dạy sự vâng lời chân thật phải có ý nghĩa của một sự rung cảm sâu xa trong tấm lòng để làm theo mục đích thiết thực của luật pháp. Chúa Jesus minh hoạ sự khác biệt giữa: (1) sự làm theo bên ngoài “chữ” của luật pháp; và (2) sự vâng lời chân thật trong “thần linh” của luật pháp – là điều phản ảnh đặc điểm Môn Đồ Ngài. (2 Cô-rinh-tô 3:6)
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Theo Quý vị phạm tội “giết người trong lòng” có nghĩa gì? Môn Đồ Chúa Jesus có dễ dàng phạm tội “giết người trong lòng” không? Xin đọc Ma-thi-ơ 5:21-22 và so sánh với Ê-phê-sô 4:26-27; 1 Giăng 3:13-15.
2.2. Làm thể nào để ăn năn những hành động “giết người trong lòng?” Xin đọc Ma-thi-ơ 5:23-26. Một Môn Đồ Chúa Jesus có thể vừa thờ phượng Chúa đồng thời vẫn còn phạm tội “giết người trong lòng” không? Xin giải thích trả lời của Quý vị.
2.3. Tại sao Chúa Jesus mạc khải, Ma-thi-ơ 5:27-28, tội tà dâm là điều bắt đầu từ tấm lòng chứ không phải từ hoàn cảnh? Tội tà dâm, theo mạc khải của Chúa, có giới hạn một giới tính nào không? (Ma-thi-ơ 5:32) Xin giải thích câu trả lời.
2.4. Tại sao sự ngoan cố dai dẳng của tội tà dâm làm hại linh hồn mình? (Ma-thi-ơ 5:29-30) Xin xem thêm 1 Cô-rinh-tô 6:9-10.
2.5. Tại sao ăn năn tội tà dâm đòi hỏi những biện pháp mạnh mẽ quyết liệt? (Ma-thi-ơ 5:29-30) Xin xem thêm Rô-ma 8:12-13; 1 Cô-rinh-tô 6:18; Ê-phê-sô 5:3-4; Cô-lô-se 3:5-7. Biện pháp mạnh mẽ quyết liệt chống trả tội tà dâm được ký thuật như thể nào trong Sáng Thế Ký 39?
3. Kết Luận. Chúa Jesus kêu gọi Môn Đồ của Ngài ăn năn tất cả hình thức của tội giết người xảy ra trong tấm lòng – dù là phạm tội tà dâm bằng hành động, hoặc phạm tội tà dâm trong tấm lòng. Đồng thời Chúa Jesus dạy Môn Đồ của Ngài hoà thuận với người “anh em có điều gì nghịch cùng mình” – trước khi dâng của lễ tại bàn thờ! Chúa Jesus còn dạy Môn Đồ hãy ăn năn, ăn năn từ tấm lòng, tất cả những hình thức của tội tà dâm / dâm dục.
Bài Học Kinh Thánh # 5
SỐNG THUỶ CHUNG Ma-thi-ơ 5:31-37
1. Giới Thiệu.
Sống thuỷ chung có nghĩa gì? Sống thuỷ chung cho điều gì? Đây là một phân đoạn Kinh Thánh rất dễ gây tranh luận – một phân đoạn Kinh Thánh giới thiệu chúng ta sự giảng dạy của Chúa Jesus liên quan vấn đề ly dị và kết hôn lại. Đề tài ly dị và kết hôn lại không nhiều thì ít có ảnh hưởng trên mỗi chúng ta – dù trực tiếp hoặc gián tiếp. Kinh Thánh khải thị: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.” (Rô-ma 5:8) Loài người hoàn toàn không xứng đáng với tình yêu của Chúa Jesus. Chúng ta nổi loạn nghịch với Chúa Jesus. Tuy nhiên, tình yêu bao la của Chúa Jesus đã mua chúng ta cho chính Đức Chúa Trời qua sự hy sinh của Chúa Jesus trên thập giá. “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha.” (Giăng 10:27-29) Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời thành tín và yêu thương ký thác.
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1 Tại sao Chúa Jesus mạc khải Môn Đồ của Ngài cần phải bác bỏ sự hiểu biết sai trật của nhiều người – các thầy thông giáo, người Pha-ra-si, v.v. – được mạc khải trong câu 31, cụ thể, chỉ cần một ly dị hợp pháp thì sự ly dị đó có thẩm quyền để đập vỡ giao ước hôn nhân? Xin xem thêm Ma-thi-ơ 19:3-9.
2.2. Tại sao Chúa Jesus mạc khải Môn Đồ của Ngài phải khẳng định chân lý hôn nhân bày tỏ trong câu 32; nghĩa là giao ước hôn nhân không thể bị phá huỷ – không thể bị huỷ phá ngay cả bằng ly dị.
2.3. Mô hình cho hôn nhân thuỷ chung của Môn Đồ Chúa Jesus phải đi theo – Môn Đồ của Chúa Jesus (1) tôn trọng và (2) bảo vệ giao ước hôn nhân của họ? (Ê-phê-sô 5:22-28)
2.4. Chúng ta suy nghĩ như thể nào khi Chúa Jesus bày tỏ sự suy nghĩ sai trật đó là chỉ có một số lời thề chúng ta bị ràng buộc – chứ không phải tất cả? (Ma-thi-ơ 5:33)
2.5. Tại sao Chúa Jesus sửa sai suy nghĩ câu 33 bằng cách dạy Môn Đồ đừng thề? (Ma-thi-ơ 5:34-36)
2.6. Chúa Jesus bày tỏ tiêu chuẩn thuỷ chung của lời nói bằng cách luôn luôn chân thật với lời nói như thể nào trong Ma-thi-ơ 5:37?
3. Kết Luận. Chúa Jesus kêu gọi Môn Đồ của Ngài đến với điều cao trọng hơn chữ nghĩa của luật pháp. Chúa Jesus không dạy Môn Đồ khi nào họ có thể ly dị, hoặc không thể ly dị. Nhưng đúng hơn, Chúa Jesus kêu gọi Môn Đồ – trong mối liên hệ với người phối ngẫu, noi theo gương tình yêu ký thác và giao ước của Đức Chúa Trời cho họ. Chúa Jesus kêu gọi Môn Đồ của Ngài (1) tôn trọng và (2) bảo vệ giao ước thiêng liêng của hôn nhân. Là một Môn Đồ của Chúa Jesus chúng ta nói giữ lời trong tất cả mọi lãnh vực cuộc sống.
Bài Học Kinh Thánh # 6
SỐNG YÊU THƯƠNG Ma-thi-ơ 5:38-48
1. Giới Thiệu. Đến gần Chúa Jesus hơn và càng được biến hoá trở nên giống Chúa Jesus chừng nào thông thường sẽ thách thức hệ thống “niềm tin” và hệ thống giá trị cũ lâu đời của một Môn Đồ chừng đó. Bài Giảng Trên Núi Chúa Jesus miêu tả cho Môn Đồ ý nghĩa thật những điều răn và giới mạng của Ngài. Đồng thời Chúa kêu gọi Môn Đồ vâng theo tinh thần thật của những điều răn đó đến một tiêu chuẩn công bình cao hơn tiêu chuẩn của người thế gian. (5:20) Một tiêu chuẩn rất mâu thuẩn với thiên hướng xác thịt của con người. Chúa Jesus sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi cá nhân và đặc quyền của Ngài để bày tỏ tình yêu không điều kiện cho chúng ta.
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Sứ Đồ Phao-lô và Phi-e-rơ bày tỏ tấm gương từ bỏ quyền lợi và đặc quyền của Chúa Jesus qua những phân đoạn Kinh Thánh Phi-líp 2:5-11; và 1 Phi-e-rơ 2:21-24 như thể nào? Xin đối chiếu với: Mathi-ơ 26:53, 57; Giăng 18:3-6 và 22-23; Mác 14:61; Ma-thi-ơ 27:35 và Lu-ca 23:34.
2.2. Chúa Jesus bày tỏ công lý của luật pháp sẽ bị bỏ qua vì tính công bằng hợp tình và hợp lý mù quáng như thể nào trong câu 38 một khi áp dụng “luật pháp theo cách cũ của văn tự?” (Rô-ma 7:6) Xin đối chiếu với Sáng Thế Ký 4:15, 23, 24.
2.3. Chúa Jesus minh hoạ cách một Môn Đồ Chúa Jesus khiêm cung (5:5) bỏ tất cả những đòi hỏi hoặc thỉnh cầu cho quyền lợi cá nhân cụ thể như thể nào từ câu 39-42?
• Câu 39. Quyền tôn trọng cá nhân – Giăng 18:22-23; Công Vụ 23:3.
• Câu 40. Quyền được luật pháp bảo vệ – Xuất Ê-díp-tô 22:26-27. Xin để ý chữ “muốn.”
• Câu 41. Quyền tự do cá nhân – Mác 15:21
• Câu 42. Quyền sở hữu cá nhân – Xin để ý chữ “xin.”
2.4. Làm thể nào Môn Đồ Chúa Jesus có thể giữ mạng lệnh: “hãy yêu kẻ thù nghịch?” Ai là “kẻ thù nghịch” của Môn Đồ Chúa Jesus? Chúa Jesus bày tỏ “kẻ thù nghịch” của Môn Đồ là điều gì được Chúa bày tỏ trong câu 11?
2.5. Làm thể nào Môn Đồ của Chúa Jesus có thể “yêu” kẻ thù nghịch – là điều loài người không có năng quyền để làm trong xác thịt loài người được? Chữ “yêu” nầy là tình yêu agape của Chúa Jesus Christ được Đức Chúa Trời ban cho bởi Đức Thánh Linh. (Rô-ma 5:5 và 2 Cô-rinh-tô 5:14-15)
2.6. Chúa Jesus mạc khải lý do khiến Môn Đồ của Chúa Jesus phải sống theo mạng lệnh Ngài đã truyền như thể nào? (cc. 45-48) Có phải một người trở nên Môn Đồ Chúa Jesus vì “yêu” kẻ thù của họ chăng? (Giăng 1:12-13) Xin đối chiếu trả lời với câu 46-47.
3. Kết Luận. Lời của Chúa Jesus buộc Môn Đồ của Ngài nhận thức ý nghĩa của sự vác thập giá và đi theo Ngài. (Ma-thi-ơ 10:38-39) Thập giá là một dụng cụ của sự chết; và thật nhục nhã để chết trên thập tự giá. Điều nầy có nghĩa là tôi vẫn còn sống để tiếp tục vác thập giá theo Chúa Jesus hằng ngày – nhưng tất cả quyền lợi và đặc quyền của một Môn Đồ Chúa Jesus phải được từ bỏ hằng ngày. Thêm nữa, một Môn Đồ của Chúa Jesus không thai nghén ý tưởng của sự trả thù! (Rô-ma 12:19-21) Vác thập tự gía mỗi ngày sẽ giúp Môn Đồ của Chúa Jesus cách thực tế trưởng thành trong sự khiêm nhường và tình yêu thương chỉ bời năng quyền của Đức Thánh Linh! Amen!
Bài Học Kinh Thánh # 7 SỐNG CHÂN THẬT Ma-thi-ơ 6:1-6, 16-18
1. Giới Thiệu. Cảm tạ Chúa Jesus vì Ngài biết Môn Đồ của Ngài từ bên trong ra bên ngoài. Chúa không chỉ biết điều Môn Đồ Ngài làm, nhưng Chúa còn biết lý do họ làm nữa. Chỉ có Con Đức Chúa Trời ở trong thân xác loài người thấy trước những nhu cầu để dạy dỗ trong bài giảng của Ngài. Chỉ có Đấng Tạo Hoá mới biết vật tạo dựng của Ngài – và Chúa muốn cảnh cáo Môn Đồ của Ngài về hành động thánh thiện đúng đắn trước loài người – trong khi chứa chấp những động cơ thúc đẩy tội lỗi sai trật trước Đức Chúa Trời. Chúa Jesus bắt đầu Sứ Điệp của Ngài thiết lập căn bản sự công bình là món quà tặng của ân sủng Đức Chúa Trời. (5:6) Và Chúa Jesus kêu gọi Môn Đồ của Ngài tiếp tục sống nếp sống công bình thực nghiệm ở một tiêu chuẩn cao hơn của thế gian. (5:20)
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Vì sao Môn Đồ của Chúa Jesus không làm những hành động công bình để người khác thấy? (c. 1) Điều nầy có mâu thuẩn với dạy dỗ của Chúa Jesus trong 5:16 không? Xin giải thích trả lời của Quý vị.
2.2. Thể nào Môn Đồ của Chúa Jesus có thể làm những việc bố thí bằng những động cơ thúc đẩy công bình trước Đức Chúa Trời? (cc. 2-4) Xin đối chiếu với Phục Truyền Luật Lệ Ký 15:11; Thi Thiên 41:13; 1 Giăng 3:18; Ma-thi-ơ 10:42; 25:34-40; và 2 Cô-rinh-tô 8:5.
2.3. Dạy dỗ của Chúa Jesus từ câu 5-6 có ngăn cấm sự cầu nguyện của Môn Đồ Chúa Jesus ngày nay trong Hội Thánh hay không? Đối tượng sự cầu nguyện của Môn Đồ Chúa Jesus là ai? Lý do Chúa Jesus dạy Môn Đồ của Ngài không cầu nguyện để cho người khác thấy? Vì sao Chúa Jesus dạy Môn Đồ của Ngài “vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyên Cha ngươi?”
2.4. Theo Quý vị kiêng ăn có nghĩa gì? (c. 16) Xin đối chiếu với những phân đoạn Kinh Thánh: Các Quan Xét 20:26; Nê-hê-mi 9:1; Đa-ni-ên 9:3; Giô-ên 2:12, 15; Giô-na 3:5; Công Vụ 9:9; 1 Cô-rinh-tô 9:26-27. Như vậy cứu cánh của sự kiêng ăn là gì?
2.5. Chúa Jesus cảnh cáo cách Môn Đồ không nên kiêng ăn như thể nào trong câu 16? Và Chúa dạy Môn Đồ của Ngài kiêng ăn như thể nào? (cc. 17-18) Xin đối chiếu thêm Ma-thi-ơ 23:27-28 và 1 Sa-muên 16:17
3. Kết Luận. Điều gì khiến cho sự bố thí, cầu nguyện, và kiêng ăn của Môn Đồ Chúa Jesus không hiệu quả? Chỉ có một điều duy nhất đó là tội lỗi! Thái độ tội lỗi hoặc động cơ thúc đẩy tội lỗi ngăn cản sự cầu nguyện của Môn Đồ Chúa. Thi Thiên 66:18, “Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi.” Xin Thánh Linh của Đức Chúa Trời giúp Môn Đồ của Chúa Jesus áp dụng Lời dạy của Chúa Jesus vào trong nếp sống hằng ngày: bố thí, cầu nguyện, kiêng ăn để những phương tiện nầy đưa Môn Đồ đến gần với chính Chúa Jesus Christ hơn. Amen!
Bài Học Kinh Thánh # 8
SỐNG CẦU NGUYỆN Ma-thi-ơ 6:7-15 !
1. Giới Thiệu. Đề tựa chính xác của phân đoạn Kinh Thánh nầy đúng ra là: “Lời Cầu Nguyện Của Môn Đồ.” Chúa Jesus cách đầy ơn giúp Môn Đồ thưa chuyện với Cha Ngài và dạy cách cư xử của Môn Đồ cho phải phép.
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Nguyên tắc đầu tiên Chúa Jesus dạy Môn Đồ của Ngài cầu nguyện là điều gì? (cc. 7-8) Xin đối chiếu với Ma-thi-ơ 6:32.
2.2. Chúa Jesus dạy Môn Đồ cầu nguyện những lãnh vực gì? Những lãnh vực nầy chia ra làm mấy phạm trù và bày tỏ niềm tin và nếp sống nhờ cậy và tuỳ thuộc của Môn Đồ vào Chúa như thể nào? (cc. 913) 2.2.1. Câu 9. Chúa Jesus dạy Môn Đồ, “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời” có nghĩa quan trọng gì? Chúa Jesus là Con một của Đức Chúa Trời. (Giăng 1:14, 18; 3:16, 18) Sau phục sinh, Chúa Jesus phán với Ma-ri trong Giăng 20:17 bày tỏ đặc quyền của Môn Đồ và tầm quan trọng qua cách xưng hô trong sự cầu nguyện như thể nào?
2.2.2. Danh Cha được thánh có nghĩa gì?
2.2.3. Câu 10. Ý Cha được nên, ở đất như trời có nghĩa gì! Cả 3 điều – lạy Cha, Danh Cha, và ý Cha – bày tỏ sự quan tâm và tầm quan trọng như thể nào với Đức Chúa Trời?
2.3. Những “nhu cầu” của Môn Đồ được Chúa Jesus dạy dỗ như thể nào? Xin xem Ma-thi-ơ 6:11-13. 2.3.1. Nhu cầu vật thể – sự tiếp trợ của Chúa – Ma-thi-ơ 6:31-34
2.3.2. Nhu cầu tình cảm – quan hệ tình cảm –
2.3.3. Nhu cầu thuộc linh – sự bảo vệ thuộc linh –
2.4. Chúa Jesus bày tỏ một nguyên tắc cầu nguyện đòi hỏi Môn Đồ Chúa Jesus phải có như thể nào từ câu 14-15? Tại sao sự thánh khiết là điều kiện “ắt có và đủ” cho sự cầu nguyện?
3. Kết Luận. Môn Đồ của Chúa Jesus có thể đến trước ngôi thi ân của Đức Chúa Trời để thưa chuyện với Đức Chúa Cha dựa trên: (1) sự thành thật, (2) sự thánh khiết, và (3) có lòng quan tâm đến: (a) đặc ân được phép đến với Ngài trong sự cầu nguyên, (b) Danh Chúa, và (c) ý muốn tuyệt đối của Ngài. Nguyện xin Chúa nâng cấp kiến thức cầu nguyện và kinh nghiệm sự cầu nguyện trong nếp sống tin kính của Môn Đồ Chúa Jesus càng ngày càng hơn.
Bài Học Kinh Thánh # 9 SỐNG ĐẦU PHỤC Ma-thi-ơ 6:19-34
1. Giới Thiệu. Chúa Jesus cảnh báo nghịch chống nỗ lực chất chứa của cải trên đất là đối tượng của sự đặt để sự trông cậy sai trật – đặt để sai trật bởi vì cuối cùng của cải đó sẽ đánh mất linh hồn Môn Đồ Chúa Jesus; và đặt để sai trật bởi vì của cải khiến tấm lòng yêu mến Chúa của Môn Đồ rời xa khỏi ký thác và tình yêu ban đầu với Chúa Jesus Christ. Do đó, Chúa Jesus giảng dạy cho Môn Đồ giữ tấm lòng hướng về Chúa Jesus cách đúng đắn. Chúa Jesus dạy Môn Đồ của Ngài làm thể nào để vun trồng một tấm lòng hoàn toàn định hướng về Nước Thiên Đàng bằng cách đầu phục Chúa hoàn toàn và trọn vẹn.
2. Bài Học Kinh Thánh.
2.1. Căn bản sự đầu phục của một Môn Đồ Chúa Jesus được mạc khải như thể nào trong câu 21? Chữ “của cải” có nghĩa gì trong sự mạc khải của Chúa Jesus? Xin đối chiếu với Ma-thi-ơ 12:35. Đối với một Môn Đồ của Chúa Jesus thì “của cải” là điều gì? Xin đối chiếu với: Thi Thiên 73:25; 1 Phi-e-rơ 1:4; Giăng 14:2-3. Nói tóm tắt: Chúa Jesus là “của cải” của Môn Đồ Ngài. Xin xem Thi Thiên 27:4; và Thi Thiên 63:1-2.
2.2. Sau khi bày tỏ nguyên tắc căn bản của sự đầu phục, Chúa Jesus giúp cho Môn Đồ cách áp dụng nguyên tắc đó vào nếp sống hằng ngày như thế nào, cụ thể, câu 19? Xin đối chiếu với Lu-ca 12:16-21; Gia-cơ 5:1-3;
2.3. Cách áp dụng kế tiếp được Chúa Jesus dạy cho Môn Đồ như thể nào trong câu 20? Xin đối chiếu thêm Cô-lô-se 3:1-4. Chúa Jesus tiếp tục giải thích cho Môn Đồ Ngài cách áp dụng từ câu 22-23. Cụ thể, xin đối chiếu thêm Ma-thi-ơ 25:31-39; Lu-ca 12:33; 1 Ti-mô-thê 6:17-19; Phi-líp 4:17-20; 2 Phi-e-rơ 1:511; và 2 Ti-mô-thê 4:6-8.
2.4. Chúa Jesus ban mệnh lệnh “đừng lo lắng,” 3 lần, câu 25, 31, và 34. Và mệnh lệnh nầy chỉ ban cho Môn Đồ Chúa Jesus. Mệnh lệnh “đừng lo lắng” liên quan đến căn bản của cuộc sống! Làm thể nào Môn Đồ Chúa Jesus “đừng lo lắng” trong cuộc sống thường nhật?
2.5. Xin giải thích dạy dỗ của Chúa Jesus làm thể nào để một Môn Đồ của Chúa Jesus: “đừng lo lắng?”
2.5.1. Câu 25. Giăng 17:3 – Xin giải thích lý do “lo lắng” bởi vì một Môn Đồ không có mối liên hệ với Chúa Jesus.
2.5.2. Sự tiếp trợ của một Môn Đồ Chúa Jesus, và các tạo vật khác, đến từ đâu? Xin đối chiếu Thi Thiên 145:15-16.
2.5.3. Câu 30. “Hỡi kẻ ít đức tin.” Lý do “lo lắng” có quan hệ trực tiếp với niềm tin của Môn Đồ.
2.5.4. Câu 33. Xin đừng quên Môn Đồ Chúa Jesus là “công dân trên trời.” (Phi-líp 3:20) Điều nầy có nghĩa Môn Đồ Chúa Jesus có đặc quyền và quyền lợi của một công dân Nước Thiên Đàng. Nghĩa là có ưu tiên hơn những người thường của trần gian!
2.5.5. Câu 34. Hãy tin cậy Chúa Jesus và đầu phục Ngài trọn vẹn!
3. Kết Luận. Trong phần đầu của Bài Giảng Trên Núi, Chúa Jesus dạy Môn Đồ: “Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ dùng.” (5:11) Chúa Jesus dạy Môn Đồ của Ngài giới hạn sự quan tâm của họ chỉ cho một ngày mà thôi! Điều nầy không có nghĩa Môn Đồ của Chúa Jesus không được kế hoạch. (Châm Ngôn 6:6-8) Không sai trật khi Môn Đồ Chúa Jesus chuẩn bị cho ngày mai. Tuy nhiên, ngày mai ở trong tay của Đấng Cung Cấp. Môn Đồ Chúa Jesus phạm tội khi bước ra ngoài sự cung cấp của Đức Chúa Trời; và “lo lắng” cho ngày mai.